Collagen Là Gì

Collagen là gì? Tìm hiểu về vai trò, tác dụng và cách bổ sung

Collagen giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cấu trúc cho da và tạo sự liên kết chặt chẽ của rất nhiều bộ phận trong cơ thể. Nếu bị thiếu nó, cơ thể bạn sẽ gặp rất nhiều các vấn đề như lão hóa da, tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, giảm quá trình phát triển về trí não, tăng tỷ lệ mắc xơ cứng động mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch,…

Đó là lý do bạn đang đọc bài viết này, đúng không?  Trong viết này, Ovanic sẽ giúp bạn hiểu rõ collagen là gì, công dụng, cách bổ sung và nhiều hơn thế nữa. Cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới nhé!

1. Giới thiệu về collagen

Collagen là gì

Collagen là một loại protein chiếm khoảng 30% tổng lượng protein trong cơ thể người (tương tự động vật). Nó là thành phần chính của các mô liên kết trong cơ thể, bao gồm da, xương, sụn, răng, móng, tóc và mạch máu. Có thể hiểu đơn giản, nó là chất kết dính những thứ này lại với nhau.

Collagen giúp tạo độ đàn hồi, độ bền và sức mạnh cho các cấu trúc này. Nó còn có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào và duy trì sự chắc khỏe của các mô trong cơ thể. Nó được tổng hợp từ các amino acid, trong đó glycine, proline và hydroxyproline là những thành phần chính. Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy 28 loại collagen được phân thành 5 nhóm chính gồm loại I, II, III, IV, V. Trong đó, hơn 90% collagen trong cơ thể người là loại I.

Các loại collagen khác nhau và vai trò của chúng đối với cơ thể

Mỗi loại collagen sẽ có đặc điểm và chức năng riêng. Chính vì vậy mà mỗi loại sẽ có vai trò và tác dụng khác nhau đối với từng bộ phận khác nhau trơ cơ thể, dưới đây là tác dụng của từng loại:

  • Loại I: Đây chính là loại chiếm tỷ lệ phần trăm lớn nhất collagen trong cơ thể (hơn 90%) và được tạo thành từ các sợi dày đặc. Loại này có vai trò cung cấp cấu trúc da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng. 
  • Loại II: Loại này thường được tìm thấy trong các sụn đàn hồi và có tác dụng đệm cho khớp di chuyển một cách linh hoạt. 
  • Loại III: Loại này có tên gọi khác là reticulation, là thành phần chính của sợi võng mạc, thường được tìm thấy cùng loại I. Nó có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cấu trúc cơ, cơ quan và động mạch. 
  • Loại IV: Loại này thường tồn tại trong các lớp da. Có vài trò cung cấp cấu trúc cho da và giúp da khỏe mạnh
  • Loại V: Loại này thường được tìm thấy trong các bề mặt tế bào, tóc và nhau thai. Nó có vai trò giúp tóc tế bào phát triển ổn định, tóc, chắc khỏe.
collagen là gì
Vị trí của Collagen trong các bộ phận trên cơ thể

Khi cơ thể già đi, quá trình sản xuất collagen cũng ít hơn đồng thời chất lượng cũng có phần giảm xuống. Một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu hụt dưỡng chất trên là khi da trở nên kém săn chắc, mềm mại. Các phần sụn trong cơ thể cũng yếu dần theo thời gian cũng như việc vận động cũng ngày một khó khăn.

Vidu: Nếu bạn muốn bổ sung collagen để hỗ trợ điều trị xương khớp thì bạn nên tìm đến những sản phẩm bổ sung chủ yếu là Collagen loại I.

2. Các tác dụng của collagen đối với cơ thể

Collagen cũng chính là một dạng của protein cấu trúc bậc 4 chiếm thành phần nhiều nhất trong cơ thể. Đây cũng là thành phần chính của các mô liên kết tạo nên một số bộ phận của cơ thể như gân, dây chằng, da và cơ bắp. Ngoài ra, nó còn có rất nhiều chức năng khác như giúp trẻ hóa làn da, cải thiện sức khỏe,…Chính vì vậy nó có nhiều tác dụng đối với cơ thể và sức khỏe, sau đây là những tác dụng chính:

Cải thiện sức khỏe làn da

Như đã nhắc đến ở trên, collagen là thành phần chính của da. Loại protein bậc 4 này có vai trò đặc biệt trong việc tăng cường sức khỏe làn da, tăng độ đàn hồi cho da và hydrat hóa. Khi có tuổi, hiệu suất sản xuất collagen của cơ thể cũng như chất lượng đều bị giảm xuống. Qua đó, làn da của bạn sẽ trở nên khô hơn, từ đó hình thành nhiều nếp nhăn.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu [1] cho thấy, việc thường xuyên sử dụng chất bổ sung có chứa 2,5 – 5 gam collagen trong 8 tuần sẽ giảm được tình trạng khô da và quá trình hình thành nếp nhăn bị khống chế. Khi dung nạp thực phẩm cũng như dược phẩm có chứa nhiều chất này sẽ kích thích cơ thể bạn sản sinh nhiều hơn. Ngoài việc kích thích cơ thể sản sinh và việc bổ sung chất này còn góp phần thúc đẩy sản xuất các protein khác trong cấu trúc da của bạn như elastin và fibrillin.

collagen giúp bảo vệ làn da
Collagen giúp bảo vệ làn da

Giúp bảo vệ mắt

Tồn tại nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể của mắt dưới dạng kết tinh. Khi cơ thể thiếu collagen sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của giác mạc cũng như gây ảnh hưởng đến thị lực của mắt và làm cho thủy tinh thể bị mờ đi. Bởi lẽ lúc này chất Amino bị lão hóa và nếu để lâu rất dễ mắc bệnh đục thủy tinh thể mắt.

Qua đó, nếu không bổ sung hàm lượng collagen cho cơ thể sẽ khiến bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau mắt, mỏi mắt hay nguy hiểm hơn là dẫn đến tình trạng mắt bị lão hóa.

Giúp giảm đau khớp

Nó góp phần duy trì tính toàn vẹn của sụn khi tạo thành các mô có vai trò như lớp cao su bảo vệ khớp của bạn. Khi hàm lượng collagen trong cơ thể bạn giảm xuống sẽ tăng tỷ lệ mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên bổ sung 8 – 12 gram collagen hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh về khớp.

Ngăn ngừa mất xương

Là thành phần chính tạo nên xương, chúng giúp xương giữ được cấu trúc và chắc khỏe. Giống như trong cơ thể, khối lượng và chất lượng của collagen trong xương cũng sẽ giảm đi theo thời gian. Qua đó sẽ dẫn đến một số tình trạng như loãng xương với dấu hiệu đặc trưng là mật độ xương thấp và gia tăng tỷ lệ gãy xương. Khi bạn bổ sung collagen hợp lý sẽ giúp ức chế quá trình phân hủy xương dẫn đến tình trạng loãng xương.

Giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp
Nó giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp

Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Collagen còn có tác dụng tăng cường khả năng hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Những con vi khuẩn này có vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch cũng như đẩy lùi các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

Bên cạnh đó còn tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi phát triển trong cơ thể. Chính vì vậy chất này có tác dụng cải thiện chứng táo bón, ho, cảm cúm hay gặp ở phụ nữ. Ngoài ra còn giữ cho làn da căng bóng và tăng cường hoạt động của não bộ.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo như các chuyên gia nghiên cứu [2] cho rằng, việc bổ sung collagen có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh về tim mạch. Bởi lẽ, dưỡng chất này cung cấp thành phần tạo nên các mạch máu mang máu từ tim đến khắp cơ thể. Qua đó giúp động mạch được giữ ổn định và trách việc chịu những áp lực từ mạch máu lên thành mạch. Khi không có đủ dưỡng chất, các động mạch có thể trở nên yếu và dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu.

Giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch
Bổ sung collagen có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh về tim mạch

Giúp quá trình lành sẹo diễn ra nhanh hơn

Những vết sẹo được hình thành do liên kết collagen và elastin có trong da bị gãy và tổn thương. Dưỡng chất này sẽ góp phần tác động tích cực đến quá trình sản sinh ra các tế bào mới qua đó giúp làn da hồi sinh một cách nhanh chóng. Qua đó các vết sẹo hay vết thâm cũng nhanh chóng được mờ dần.

Kích thích quá trình mọc tóc và móng tay – chân

Protein ở cấu trúc bậc 2 có trong các chất sừng ở tóc, móng chân, móng tay qua đó kích thích quá trình hình thành các chất sừng cấu tạo nên tóc và móng tay – chân. Vậy nên việc bổ sung collagen sẽ giúp cho tóc, móng chân và móng tay bóng mượt, mịn màng, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc. Bạn có thể sử dụng dầu gội có chứa nhiều chất này để giữ ẩm cho mái tóc và giúp cho mái tóc luôn suôn mượt.

Nhiều nghiên cứu [3] chỉ ra rằng việc bổ sung các peptide collagen hoạt tính sinh học bằng đường uống giúp cải thiện sự phát triển của móng và giảm các triệu chứng của móng giòn.

Kiểm soát cân nặng

Protein là chất dinh dưỡng tạo nên cảm giác no cho cơ thể. Bên cạnh đó, carbohydrates và chất béo cũng có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tạo cảm giác no cho cơ thể. Tuy nhiên carbohydrates và chất béo rất dễ gây nên tình trạng béo phì. Chính vì vậy việc nạp protein vào cơ thể sẽ giúp kiểm soát cân nặng tốt và giảm nguy cơ thừa cân béo phì.

Tác dụng của collagen
Tác dụng của collagen đối với sức khỏe

>>> Xem chi tiết về các tác dụng của collagen đối với sức khỏe và sắc đẹp

3. Hậu quả của việc cơ thể thiếu collagen là gì?

Theo nghiên cứu cho thấy, collagen chiếm tới 70% cấu trúc da và được phân bố chủ yếu ở lớp hạ bì, giúp phục hồi và tái tạo da, hạn chế tình trạng xuất hiện các nếp nhăn cũng như nám và tàn nhang.

Các chuyên gia cho biết rằng, cứ mỗi năm tính từ lúc 25 tuổi, cơ thể sẽ mất đi khoảng 1 – 1.5% lượng collagen. Bên cạnh quá trình lão hóa do thời gian, việc ăn uống thiếu khoa học, thiếu chất và ít nạp vào cơ thế những thực phẩm giàu dưỡng chất trên sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra một cách nhanh chóng.

Sau đây là những hậu quả của việc cơ thể thiếu collagen:

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa: Khiến làn da bị chảy xệ, kém đàn hồi, xuất hiện nhiều vết nhăn, vết chân chi. Bên cạnh đó còn khiến da bị khô ráp.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như: Loãng xương, Xơ vữa động mạch.
  • Giảm quá trình phát triển về trí não: Tăng nhanh nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ như Alzhermer.
  • Tăng tỷ lệ mắc xơ cứng động mạch, tăng huyết áp hay suy giảm hệ thống miễn dịch.  

Trên thực tế, có rất nhiều phụ nữ chưa đến 25 tuổi nhưng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn và có những dấu hiệu của việc lão hóa sớm. Vậy nên các chị em cần phải bổ sung collagen một cách hợp lý cùng với đó là xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý.

Hấu quả khi cơ thể bị thiếu collagen
Những vấn đề lão hóa xảy ra khi cơ thể bị thiếu collagen

4. Khi nào cần bổ sung collagen cho cơ thể?

Đây chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm khi không biết được lúc nào thì chúng ta cần bổ sung collagen cho cơ thể là hợp lý nhất.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy rằng, khi bước sang tuổi 25, lượng collagen trong da bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng. Bởi lẽ do các tác động từ ngoại cảnh cùng với khả năng sản xuất chất này một cách tự nhiên trong cơ thể bị giảm khiến các liên kết collagen bị đứt gãy. Chính vì vậy, bạn cần bổ sung chất này sau khi bước sang tuổi 25.

độ tuổi cần bổ sung collagen cho cơ thể
Độ tuổi cần bổ sung

5. Bổ sung bằng cách nào?

Để bổ sung collagen một cách hợp lý cho cơ thể, bạn có thể áp dụng 2 cách: Đó là bổ sung ngoại sinh và bổ sung nội sinh.

Đối với việc bổ sung ngoại sinh có thể hiểu đơn giản là bổ sung thông qua các mỹ phẩm thoa từ bên ngoài. Ngược lại, việc bổ sung nội sinh là bổ sung thông qua việc ăn uống thực phẩm hoặc sử dụng thực phẩm chức năng giàu collagen.

  • Vidu: bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ collagen như: mặt nạ collagen Kose Q10, Mặt nạ collagen Coenzyme Q10 Moisture Beauty Mask, mặt nạ vi cá hồng Moisture Rich Mask, Mặt Nạ Collagen Kanebo Kracie 3D Face Mask.
  • Hoặc bạn có sử dụng các loại Serum collagen dưỡng môi như: Murad Rapid Collagen Infusion For Lips, Kem dưỡng da Collagen Shiseido Nhật Bản, Gel pg collagen sụn vi cá hồi morepas care ex.
Minh họa về collagen dạng bôi
Hình minh họa về dạng bôi

Việc bổ sung collagen nội sinh có hiệu quả hơn việc bổ sung ngoại sinh bởi lẽ có nhiều loại kem dưỡng mà da không thể hấp thụ. Một số thực phẩm giàu collagen như: Trứng, các loại hạt, cam, bưởi, việt quất, dâu, kiwi, cà rốt, tỏi,… Để cung cấp đầy đủ hàm lượng dưỡng chất cần thiết, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý cùng với đó là kết hợp với tập luyện thể thao để có được cơ thể rắn chắc.

Vidu về các loại thực phẩm và hàm lượng dưỡng chất thúc đẩy quá trình trình collagen có trong đó:

Tảo biển  Chứa hơn 60% các axit amin tạo thành collagen
Bưởi Trung bình mỗi quả chứa 88mg vitamin C
Cam Trung bình mỗi quả chứa 70 mg vitamin C
Quýt Trung bình mỗi quả chứa 20 mg vitamin C
Hạt bí ngô 28,34 gam tương đương 2,2mg kẽm và 0,38mg đồng

 

Thực phẩm giàu collagen

Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng việc bổ sung collagen thông qua các loại thực phẩm chức năng sẽ phát huy tác dụng tốt hơn so với việc thoa ngoài hoặc qua thực phẩm. Bởi lẽ, đối với các loại thực phẩm, chúng ta sẽ khó có thể tính toán hàm lượng dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.

Ngoài ra, hàm lượng collagen có trong thực phẩm không quá cao vậy nên để đáp ứng đủ chất này, bạn cần phải ăn nhiều các loại thực phẩm trên cũng như xây dựng thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Vidu: Bạn có nhu cầu chăm sóc da, bạn có thể tham khảo các loại như DHC Collagen Beauty 7000 Plus, Bột collagen đẹp da Shiseido The Collagen, The Collagen EXR Shiseido dạng nước. Nhu cầu chăm sóc tóc và móng bạn có thể tham khảo Collagen Mỹ 390 Viên Biotin Youtheory Advanced Type 1 2 & 3. Nhu cầu hỗ trợ điều trị xương khớp bạn có thể tham khảo Bột Collagen Đẹp Da Vital Proteins Collagen Peptides.

Cách bổ sung collagen
Một số cách bổ sung collagen

6. Cách tối ưu hóa tác dụng khi sử dụng

6.1 Cách sử dụng đúng cách

Cũng giống như các thực phẩm chức năng khác, việc sử dụng collagen cũng phải đúng cách để phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Hiện nay có 3 loại  chính, bạn cần thực hiện đúng cách đối với từng loại như sau:

  • Dạng nước: Trước khi sử dụng, cần lắc nhẹ chai sau đó mở vỏ chai và uống. Đối với dạng này sẽ giúp cơ thể hấp thu một cách nhanh chóng.
  • Dạng bột: Đối với dạng này chỉ cần hòa tan cùng nước và sử dụng. Bạn nên sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 30 phút.
  • Dạng viên: Khác với hai dạng trên, đối với dạng viên bạn chỉ cần uống nhiều nước để thực phẩm tan nhanh giúp cơ thể hấp thụ một cách hiệu quả.
cách sử dụng collagen đúng cách
Cách sử dụng collagen đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ collagen của cơ thể

Bên cạnh việc uống đúng cách để cơ thể hấp thụ collagen một cách tốt nhất, bạn cần phải biết những yêu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất này của cơ thể. Qua đó cơ thể mới có thể đảm bảo hấp thụ dưỡng chất này một cách tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để cơ thể được hấp thu một cách tốt nhất, bạn nên tránh những yếu tố sau làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ collagen của cơ thể:

  • Không nên uống rượu bia hay một số chất kích thích trước và sau uống collagen. Bởi khi cơ thể có chất kích thích sẽ làm giảm hiệu quả của sản phẩm.
  • Không nên tự ý tăng liều lượng quá mức cho phép. Nếu tăng liều lượng một cách bất thường sẽ khiến cơ thể dư thừa chất này và làm giảm hiệu suất hấp thụ dưỡng chất do quá tải.
  • Hiệu quả hấp thụ chất này có thể tuỳ thuộc vào cơ địa từng người.
  • Tự ý giảm liều lượng collagen cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ dưỡng chất này của cơ thể.
  • Không nên sử dụng chất này trước bữa ăn như vậy sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột cũng như giảm hiệu quả của sản phẩm.
không nên uống rượu bia trước khi uống collagen
Không nên uống rượu bia trước khi sử dụng

7. Giải đáp một số thắc mắc của người dùng

7.1. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú có nên sử dụng không?

Như đã nhắc đến ở trên, collagen như một cũng như một loại thực phẩm chức năng vậy nên không có khả năng gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, còn chứa các thành phần khác giúp kích thích quá trình sản sinh một số chất trong cơ thể như vitamin c, hyaluronic acid,… và một số axit amin khác có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy phụ nữ đang mang thai và cho con bú đều có thể uống. Tuy nhiên cần có hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng để đem lại hiệu quả tốt nhất.

7.2. Trước 20 tuổi có nên dùng hay không?

Câu trả lời sẽ là không, bởi vì ở độ tuổi này cơ thể bạn đang phát triển và hàm lượng collagen luôn được sản xuất mỗi ngày. Chính vì vậy, nếu bạn bổ sung ở thời điểm này rất dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng hàm lượng collagen có trong cơ thể qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.

7.3. Những bệnh nào không nên dùng?

Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của collagen đem lại nhưng tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta không nên sử dụng thực phẩm có chứa dưỡng chất trên. Nếu bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày, đang dùng thuốc đặc trị, bị huyết áp thấp hay mắc những bệnh mãn tính không nên uống thực phẩm chức năng chứa chất dinh dưỡng này.

Những bệnh không nên uống
Những bệnh không nên sử dụng

7.4. Uống collagen có tác dụng phụ gì không?

Khi uống collagen bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ như tăng canxi, cơ thể dễ bị kích ứng do mẫn cảm, vị giác gặp vấn đề hoặc bị nổi mụn.

7.5. Uống bao lâu thì ngừng?

uống bao lâu thì ngưng
Bạn nên sử dụng 3 tháng rồi ngưng một tháng để cơ thể có thể hấp thu  một cách tốt nhất

Theo như các chuyên gia nghiên cứu, hàm lượng trung bình cơ thể có thể hấp thụ collagen là 1000mg – 1500mg, nếu vượt ngưỡng này, lượng chất dư thừa sẽ bị đào thải. Vậy nên, bạn không cần uống quá nhiều thực phẩm chứa dưỡng chất này liên tục. Bạn nên sử dụng 3 tháng rồi ngưng một tháng để cơ thể có thể hấp thu  một cách tốt nhất.

Ngoài ra, bạn không nên đợi đến khi đã có dấu hiệu lão hóa mới bổ sung collagen vì khi đó hiệu quả sẽ phát huy khá chậm hoặc khó có thể phục hồi một cách hoàn thiện như mong muốn. Tuy nhiên bạn cũng không nên bổ sung quá nhiều chất này cùng một lúc. Như vậy sẽ khiến thuốc bị phản tác dụng và khó có thể phục hồi cơ thể được như trước. Bạn nên bổ sung hàm lượng collagen theo chỉ định của bác sĩ để có được hiệu quả một cách tốt nhất.

Qua bài viết trên, Ovanic đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích và đẩy đủ về chủ đề collagen như collagen là gì, tác dụng của nó đối với cơ thể. Cách bổ sung chất này cùng các lưu ý trong quá trình sử dụng. Có thể thấy, dưỡng chất này có vai trò quan trong đối với cơ thể chúng ta. Vì vậy nếu bạn thấy cơ thể của mình đang gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến thiếu hụt collagen. Hãy thường xuyên thăm khám và bổ sung nó hợp lý nhé.

Mong rằng những thông tin tại bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của mình. Hãy thường xuyên theo dõi Ovanic.vn để cập nhật những bài viết mới về kiến thức chăm sóc sức khỏe, kinh nghiệm, mẹo hay từ các chuyên gia của chúng tôi nhé.

Cảm ơn bạn! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!

Ovanic lan tỏa sức khỏe và hạnh phúc tới mọi nhà

Nguồn tham khảo thông tin: 

  • https://www.healthline.com/nutrition/collagen
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Collagen
  • https://www.webmd.com/diet/collagen-health-benefits
  • https://parjournal.net/article/view/3863
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8043384/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28786550/
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35658958/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6835901/
Đã duyệt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *