Glycine Là Gì

Glycine Là Gì? Đặc Tính, Công Dụng Và Nguồn Cung Cấp Tốt Nhất

Bạn có từng tìm hiểu về Glycine – axit amin có khối lượng nhỏ nhất trong cơ thể? Dù là axit amin không thiết yếu mà cơ thể có thể tự tạo ra nhưng lại rất quan trọng vì nhiều tác dụng đối với cơ thể sức khỏe mà nó mang lại.

Hình Glycine là gì?
Cấu trúc hóa học của Glycine

Đọc đến đây bạn tự hỏi: Vậy Glycine là gì? Công dụng ra sao? Và nguồn cung cấp nào là tốt nhất? Đó là lý do Ovanic muốn giới thiệu với bạn bài viết dưới đây. Bạn hãy cùng Ovanic tìm hiểu bài viết này nhé!

1 Giới thiệu về Glycine

1.1. Glycine là gì – Định nghĩa

Glycine là chất gì? Glycine là một trong 20 loại axit amin được sử dụng để tạo ra protein trong cơ thể con người.

Tuy Glycine là axit amin có khối lượng phân tử nhỏ nhất nhưng nó chiếm vị trí trung tâm trong quá trình trao đổi chất của động vật. Nó cũng là thành phần quan trọng và là tiền chất của nhiều đại phân tử trong tế bào.

Glycine là một axit amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự sản xuất được. Nó cũng được tìm thấy trong các thực phẩm giàu protein và nó cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận được khoảng 2 gram Glycine mỗi ngày từ các nguồn thực phẩm. Bổ sung đầy đủ Glycine có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của tim và gan, cải thiện giấc ngủ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm mất cơ,…

1.2. Công thức hóa học và đặc tính của Glycine

Công thức hóa học

Glycine (viết tắt là Gly hoặc G) có công thức C2H5NO2. Nó bao gồm một phân tử carbon duy nhất gắn với một nhóm amino (-NH2) và một nhóm cacboxyl (-COOH).

hình Công thức hóa học của Glycine
Công thức hóa học của Glycine

Đặc tính vật lý

Dạng tinh thể màu trắng, không mùi, có vị ngọt.

Không tan trong ethanol, etyl ete; ít tan trong axeton và rất tan trong nước.

hình Glycine dạng tinh thể màu trắng
Glycine dạng tinh thể màu trắng

Đặc tính hóa học 

Bắt đầu phân hủy ở 233oC và hoàn toàn ở 290oC.

Tính chất axit-bazơ của nó là quan trọng nhất. Và các loại phản ứng hóa học đặc trưng gồm:

  • Phản ứng do nhóm -COOH
  • Phản ứng do nhóm -NH2
  • Phản ứng do cả hai

2. Glycine có tác dụng gì?

Glycine có tác dụng gì cho sức khỏe cơ thể? Dưới đây là các tác dụng nổi bật nhất của nó, chúng ta hãy cùng khám phá nhé.

2.1. Glycine là nguyên liệu cần thiết để sản xuất chất chống oxy hóa mạnh

Glycine cùng với glutamate, cysteine là ba axit amin mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra Glutathione. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào chống lại tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.

Cơ thể sẽ sản xuất ít glutathione hơn nếu không có đủ Glycine, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Ngoài ra, mức độ Glutathione tự nhiên giảm theo tuổi tác. Vì vậy, việc nhận đủ Glycine khi bạn già đi sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.

2.2. Glycine cũng là một thành phần của Creatine

Glycine khi kết hợp với arginine và methionine tạo ra một hợp chất gọi là Creatine. Đây là một hợp chất cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Và bổ sung Creatine khi rèn luyện sức bền giúp tăng kích thước và sức mạnh cơ bắp.

Creatine cũng liên quan đến các lợi ích sức khỏe khác như: cải thiện sức khỏe của xương, chức năng não và các tình trạng thần kinh (bệnh ParkinsonAlzheimer).

Tuy cơ thể có thể thu được Creatine thông qua chế độ ăn uống và tự tạo ra nhưng nạp quá ít Glycine cũng có thể làm giảm lượng Creatine bạn sản xuất.

2.3. Glycine còn là axit amin chính của Collagen

Collagen là một loại protein cấu trúc có nhiều lợi ích cho sức khỏe: da, khớp, xương, gân,…Nó cũng là loại protein phong phú nhất trong cơ thể mà Glycine lại là axit amin dồi dào nhất trong Collagen. Do đó, việc có đủ Glycine để hỗ trợ quá trình sản xuất Collagen của cơ thể là rất quan trọng.

hình Bổ sung đủ Collagen
Làn da căng bóng nhờ sản xuất đủ Collagen

2.4. Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Hiện nay, vấn đề khó ngủ hay ngủ không ngon giấc ngày càng phổ biến. Bên cạnh các cách cải thiện chất lượng giấc ngủ như không uống đồ uống có chứa caffein vào cuối ngày hoặc tránh tiếp xúc màn hình sáng vài giờ trước khi đi ngủ.

Glycine cũng hữu ích trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm và giảm mệt mỏi vào ban ngày. Axit amin này có thể thúc đẩy giấc ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ thông qua tác dụng làm dịu não và khả năng hạ nhiệt độ cơ thể.

hình Tác dụng lên giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ được cải thiện

Có nghiên cứu chỉ ra rằng uống 3 gam Glycine trước khi đi ngủ giúp giảm thời gian đi vào giấc ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm buồn ngủ ban ngày và cải thiện nhận thức ở những người có vấn đề về giấc ngủ.

2.5. Glycine có thể bảo vệ gan khỏi tác hại gây ra do rượu

Uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là gan. Các nghiên cứu [1] cho thấy rằng Glycine có thể làm giảm tác hại của rượu đối với gan bằng cách ngăn ngừa viêm.

Trong một nghiên cứu trên chuột bị tổn thương gan do rượu, tế bào gan phục hồi nhanh hơn 30% ở nhóm chế độ ăn có chứa Glycine trong hai tuần. Nó cũng làm giảm nồng độ cồn trong máu của chuột.

Một chế độ ăn uống chứa axit amin này làm giảm và đảo ngược tổn thương gan do rượu gây ra ở chuột, nhưng tác dụng của nó ở người vẫn chưa rõ.

2.6. Có thể bảo vệ trái tim của bạn

Glycine có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách:

  • Ngăn chặn sự tích tụ của một phân tử liên quan đến bệnh tim (xơ vữa động mạch, xơ cứng và hẹp động mạch).
  • Và có thể cải thiện khả năng sử dụng oxit nitric của cơ thể, một phân tử quan trọng giúp tăng lưu lượng máu và giảm huyết áp.

Lượng Glycine cao góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim trên 4.100 người bị đau ngực sau 7,4 năm. Các nhà nghiên cứu cũng thấy chỉ số cholesterol trong máu tốt hơn ở những người có mức Glycine cao hơn.

hình Glycine giúp bảo vệ chống lại bệnh tim.
Glycine giúp bảo vệ chống lại bệnh tim.

2.7. Có thể hỗ trợ những người mắc bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến mức Glycine thấp.

Tác dụng làm tăng phản ứng insulin ở những người không mắc bệnh tiểu đường của Glycine đã được chứng minh. Và nồng độ axit amin này cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nó cải thiện hoạt động của insulin bị suy yếu, một dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường loại 2.

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể hưởng lợi từ việc bổ sung Glycine.

Tuy vậy, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2 thì cách tốt nhất để giảm tình trạng kháng insulin vẫn là giảm cân bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

2.8. Có thể giúp chống mất cơ bắp

Việc mất cơ dẫn đến:

  • Giảm khối lượng cơ
  • Sức mạnh cơ bắp cũng giảm
  • Suy giảm tình trạng chức năng
  • Và có thể làm phức tạp thêm các bệnh tiềm ẩn khác đang mắc phải.

Trong một nghiên cứu [2] đã chỉ ra Glycine có thể kích thích sự phát triển cơ bắp ở những con chuột mắc các bệnh về cơ bắp (ung thư).

hình Glycine hứa hẹn sẽ cải thiện sức khỏe bằng cách bảo tồn khối lượng cơ
Glycine hứa hẹn sẽ cải thiện sức khỏe bằng cách bảo tồn khối lượng cơ

Glycine có thể làm giảm sự mất cơ do:

  • Lão hóa
  • Suy dinh dưỡng
  • Và khi cơ thể bị căng thẳng (ung thư hoặc bỏng nặng).

2.9. Thêm vào chế độ ăn uống dễ dàng

Glycine được tìm thấy trong thịt, đặc biệt là ở những miếng thịt dai như vai và ức. Bạn cũng có thể lấy nó từ gelatin – một chất làm từ Collagen.

Ngoài ăn các thực phẩm chứa Glycine, bạn có thể cân nhắc các cách bổ sung an toàn khác như:

Thêm vào thực phẩm và đồ uống

Glycine có sẵn dưới chất bổ sung ở dạng viên nang hoặc dạng bột. Do có vị ngọt, bạn có thể dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống bằng cách thêm nó vào các thực phẩm và đồ uống như: cà phê, trà, súp, cháo, sữa chua, bánh kẹo,….

Uống Collagen

Glycine là axit amin chính trong collagen, protein cấu trúc chính của mô liên kết (xương, da, dây chằng, gân và sụn). Do đó, bạn có thể tăng Glycine bằng cách uống collagen. Đây là một cách hiệu quả hơn chỉ uống Glycine riêng lẻ. Vì độ hấp thụ sẽ được cải thiện khi nó liên kết với các axit amin khác ở trong Collagen.

hình Uống Collagen bổ sung
Uống Collagen để bổ sung Glycine một cách hiệu quả

3. Các ứng dụng của của Glycine

3.1 Ứng dụng trong lĩnh vực y tế

Glycine với các hoạt tính chống co cứng, chống loạn thần cũng như chống oxy hóa và chống viêm. Nó được sử dụng trong điều trị:

  • Bệnh tâm thần phân liệt, cải thiện trí nhớ.
  • Chứng mất ngủ
  • Đột quỵ
  • Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
  • Các rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm khác
  • Và các vấn đề khác
hình Glycine và ứng dụng trong y tế
Glycine và ứng dụng trong y tế

Các ứng dụng y tế khác gồm:

  • Cải thiện sự hấp thụ của dạ dày trong một số công thức bào chế thuốc
  • Hoạt động như một chất đệm trong thuốc giảm đau, thuốc kháng axit,…

3.2 Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống

Dễ dàng thấy ứng dụng của Glycine trong rất nhiều thực phẩm và đồ uống.

Glycine là một axit amin tạo protein được sử dụng rộng rãi làm chất bổ sung dinh dưỡng và phụ gia trong sản xuất thực phẩm, nước giải khát, dược phẩm (thuốc điều trị, thực phẩm bổ sung), nông nghiệp (thức ăn chăn nuôi) và nhiều ngành công nghiệp khác. Tất cả thực phẩm bổ sung và thức uống có protein đều chứa Glycine.

Trong đồ uống có cồn (rượu vang và nước giải khát), Glycine như một chất điều chỉnh axit hoặc chất đệm.

Nó được sử dụng như một chất phụ gia để làm muối rau và mứt ngọt, nước sốt, giấm và nước ép trái cây.

Glycine còn có chức năng như một chất ổn định cho phô mai, bơ thực vật, mì ăn liền, bột mì,…

Glycine cũng được sử dụng như chất làm ngọt, chất điều vị hay chất bảo quản.

3.3 Ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Glycine và muối đơn giản của nó: Glycine, Canxi Glycinate, Magiê Glycinate và Natri Glycinate thường được sử dụng.

Glycine đóng vai trò là chất đệm, chất chống tĩnh điện trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các sản phẩm có chứa Glycine gồm: sản phẩm cho trẻ em, sản phẩm tắm, sản phẩm làm sạch, trang điểm mắt, chế phẩm cạo râu và các sản phẩm chăm sóc tóc và da.

Glycine có an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân?

Sự an toàn của nó đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Và CIR đã kết luận rằng Glycine an toàn khi được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

4. Nguồn cung cấp glycine tốt nhất

4.1 Nguồn cung cấp tự nhiên

Glycine là một axit amin mà cơ thể có thể tự tạo ra và cũng được bổ sung qua chế độ ăn uống. Nguồn cung cấp Glycine tự nhiên dồi dào nhất là các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu,…

hình Bổ sung Glycine qua thực phẩm
Nguồn Glycine tự nhiên trong thực phẩm

4.2 Nguồn cung cấp nhân tạo

Glycine được phân lập lần đầu vào năm 1820 từ gelatin bởi một nhà hóa học và dược sĩ người Pháp tên là Henri Braconnot. Ông thu được Glycine bằng cách đun sôi gelatin với axit sunfuric. Mặc dù glycine có thể được phân lập từ protein thủy phân, nhưng con đường này không được sử dụng cho sản xuất công nghiệp. Ngày nay, Glycine được tổng hợp hóa học từ axit choroacetic và amoniac hay tổng hợp axit amin Strecker là chủ yếu.

Lượng Glycine được tổng hợp trên tạo ra một nguồn cung cấp nhân tạo dưới các dạng sản phẩm bổ sung. Và có hàm lượng cao hơn hẳn so với nguồn cung cấp tự nhiên. Đây cũng được xem là một nguồn cung cấp an toàn.

hình Một sản phẩm bổ sung Glycine hiệu quả
Một sản phẩm bổ sung Glycine hiệu quả

5. Giải đáp câu hỏi thường gặp

5.1 Glycine có an toàn không?

Bổ sung Glycine được xem là an toàn khi sử dụng một lượng thích hợp. Liều tiêu chuẩn được sử dụng trong các nghiên cứu là khoảng 2-5 gam mỗi ngày. Liều 90 gam Glycine mỗi ngày trong vài tuần đã được chứng minh là không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Glycine là an toàn với hầu hết mọi người ở dạng thức ăn. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm bổ sung Glycine khác, bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi dùng.

5.2 Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Glycine là gì?

Glycine thường được dung nạp tốt khi uống. Một số người có thể có tác dụng phụ nhẹ như khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn và đau bụng sau khi dùng. Các triệu chứng đã biến mất khi ngừng sử dụng Glycine.

5.3 Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng Glycine?

Clozapine được sử dụng để giúp điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Dùng Glycine cùng với clozapine có thể làm giảm tác dụng của clozapine. Không dùng Glycine nếu bạn cũng đang dùng clozapine để điều trị.

6. Cách bổ sung Glycine

Chúng ta có thể chủ động bổ sung Glycine, đặc biệt là khi cơ thể thiếu hụt bằng các cách sau:

  • Bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu… Một chế độ ăn điển hình chứa khoảng 2 gam Glycine mỗi ngày.
  • Glycine cũng có ở dạng viên nang hoặc dạng bột trong các sản phẩm bổ sung.
  • Sử dụng Collagen cũng là một cách bổ sung Glycine hiệu quả. Vì Glycine là axit amin chính có trong Collagen. Cách này còn giúp cơ thể bạn hấp thụ Glycine tốt hơn.

So với các thực phẩm giàu protein thì các sản phẩm bổ sung có Glycine hàm lượng cao hơn.

Glycine là nguyên liệu cần thiết để sản xuất các hợp chất quan trọng như Glutathione, Creatine và Collagen. Và Glycine là một axit amin có nhiều lợi ích ấn tượng cho sức khỏe cơ thể như giúp cải thiện trí nhớ, tăng độ nhạy insulin, giảm viêm, bảo vệ sức khỏe của tim, gan và hỗ trợ giấc ngủ. Nó cũng được ứng dụng đa dạng trong y tế, sản xuất thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Bạn có thể tăng lượng Glycine trong cơ thể bằng cách ăn thực phẩm giàu protein hay sử dụng sản phẩm bổ sung Collagen.

Bạn hãy thường xuyên theo dõi Ovanic.vn để cập nhật những bài viết mới nhất và các kiến thức chăm sóc sức khỏe được chia sẻ bởi chuyên gia của chúng tôi nhé. Mong rằng những bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích đối với bạn.

Nguồn tham khảo:

  • https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Glycine#section=Dissociation-Constants
  • https://www.healthline.com/nutrition/glycine
  • https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1072/glycine
  • https://www.foodsweeteners.com/applications-and-uses-of-glycine/
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Glycine#Production
Đã duyệt nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *