Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bằng collagen đang trở thành xu hướng của phái đẹp. Bổ sung collagen giúp mang lại làn da trẻ hoá, đẹp tự nhiên và cơ thể khoẻ mạnh hơn mỗi ngày. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng chúng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng Ovanic tìm hiểu về các tác dụng phụ của collagen và các biện pháp khắc phục chúng ở bài viết dưới đây. Qua đó giúp bảo vệ sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho cơ thể bạn.
1. Collagen là gì?
1.1. Định nghĩa
Collagen là một loại protein chính trong cơ thể tham gia xây dựng cấu trúc cho da, xương, khớp, sụn, gân và mô liên kết. Collagen đóng vai trò rất quan trọng và chiếm hơn 1/3 lượng dưỡng chất của cơ thể. Chúng được phân bố khắp nơi trong cơ thể như trong xương, dây chằng, mạch máu. Đặc biệt nhiều nhất là ở lớp biểu bì da giúp tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về collagen là gì tại đây.
1.2.Tầm quan trọng của collagen đối với sức khỏe và vẻ đẹp
Collagen là một loại protein chính rất dồi dào và quan trọng trong cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự liên kết và cấu trúc cho một số cơ quan như da, xương, sụn, gân, cơ, dây chằng trong cơ thể. Theo nghiên cứu từ sau 25 tuổi, mỗi năm cơ thể bạn sẽ mất khoảng 1-1,5% lượng collagen mỗi năm. Điều này cơ thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể như: da lão hóa sớm, mất độ đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn, vết thâm sạm, cơ xương kém chắc khỏe, móng tóc dễ gãy rụng.
Việc bổ sung collagen đều đặn và đúng cách giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Ví dụ như: cải thiện sức khoẻ tổng thể cho da, cơ, xương, khớp, móng, tóc, giúp da đàn hồi, săn chắc, trắng sáng và ngăn ngừa lão hoá. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ giảm mệt mỏi, stress và phục hồi các vết thương nhanh chóng.
Để hiểu hơn về tầm quan trọng của collagen, bạn có thể xem bài viết 10 tác dụng tuyệt vời của Collagen đối với sức khỏe & sắc đẹp
2. Các tác dụng phụ của collagen
2.1. Tác dụng phụ của collagen lên da
Một số tác dụng phụ của collagen đối với da:
– Tăng nguy cơ kích ứng da. Một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng có thể gặp các triệu chứng như da ngứa, đỏ hoặc nổi mẩn khi sử dụng collagen. Nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp phải các triệu chứng này. Hãy lập tức ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
– Gây kích ứng dị ứng. Một số sản phẩm collagen chứa các chất phụ gia hoặc thành phần kết hợp có thể gây kích ứng dị ứng ở một số người. Một số triệu chứng dị ứng có thể gặp phải như nổi phát ban, khó thở, ngứa rát khoang miệng hoặc ngoài da, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng… Chính vì vậy để hạn chế tình trạng kích ứng dị ứng, trước khi bổ sung collagen bạn nên kiểm tra thật kỹ bảng thành phần của sản phẩm.
Tác động đến màu sắc da. Thông thường collagen được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp giúp cải thiện làn da trắng sáng, mờ thâm sạm. Tuy nhiên trong một số sản phẩm bổ sung collagen có chứa một số thành phần dễ bắt nắng. Nếu bạn không sử dụng kem chống nắng có thể gây sạm, nám và tối màu da.
– Tác động đến mụn trứng cá. Khi bạn bổ sung collagen quá mức khiến cơ thể không thể hấp thụ hết. Dẫn đến dư thừa, tích tụ lâu ngày gây nóng và nổi mụn. Vậy nên bạn cần lưu ý chỉ nên bổ sung vừa đủ đúng mức khuyến cáo để hạn chế nổi mụn trứng cá.
2.2. Tác dụng phụ của collagen lên hệ tiêu hóa
Một số tác dụng phụ của collagen đối với hệ tiêu hóa như:
– Gây khó tiêu hoá. Một số người khi sử dụng collagen có thể gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Điều này có thể liên quan đến khả năng hấp thụ và tiêu hoá collagen trong dạ dày.
– Gây rối loạn tiêu hóa. Trong một số trường hợp khi bổ sung collagen người dùng có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đau bụng, tiêu chảy… Tuy nhiên, các triệu chứng này thường chỉ gây khó chịu tạm thời và tự giảm sau một thời gian ngắn.
– Gây buồn nôn hoặc nôn mửa. Khi bạn sử dụng collagen liều cao có thể gây kích ứng dạ dày, buồn nôn hoặc thậm chí là nôn mửa. Ngoài ra, một số sản phẩm collagen chiết xuất từ cá biển thường có mùi tanh nên hơi khó uống. Đồng thời nó có thể gây cảm giác khó chịu, buồn nôn ở một số người.
2.3. Tác dụng phụ của collagen lên hệ thần kinh
Một số tác dụng phụ của collagen đối với hệ thần kinh như:
– Gây khó ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Trong thực tế, bạn sử dụng collagen đều đặn thường xuyên giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên trong một số sản phẩm bổ sung collagen thường kết hợp với vitamin C hàm lượng cao. Khi bổ sung vitamin C vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể gây khó ngủ hoặc giảm chất lượng giấc ngủ.
– Gây rối loạn tâm trạng. Đây là một trong những tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng collagen. Khi bổ sung collagen vào chế độ ăn hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng thiếu tryptophan. Khi nồng độ tryptophan thâm hụt kéo theo nồng độ serotonin cũng sẽ bị giảm xuống. Từ đó khiến bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, cáu gắt và trầm cảm. Nếu gặp phải tình trạng này bạn cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Gây mất tập trung và chóng mặt. Trong một số ít trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ này khi sử dụng collagen. Tuy nhiên đây là tác dụng phụ rất hiếm gặp và không phổ biến.
3. Tác dụng phụ lên hệ xương và khớp
Một số tác dụng phụ của collagen đối với hệ xương và khớp:
– Gây đau khớp và sưng tấy. Trong một số sản phẩm bổ sung collagen có thể chứa các thành phần như chondroitin sulfate hoặc glucosamine. Chúng có khả năng gây tác dụng phụ lên xương, khớp như: đau khớp, sưng tấy khớp…
– Gây tăng cân hoặc giảm cân. Trong một số trường hợp collagen có thể gây tăng cân bởi vì trong bảng thành phần của sản phẩm bổ sung collagen thường kết hợp thêm một số dưỡng chất có hàm lượng chất béo và calo cao. Ngoài ra, collagen cũng có thể gây giảm cân bởi một số sản phẩm collagen sau mỗi lần uống bạn thường ăn không thấy ngon miệng. Đặc biệt với các sản phẩm chiết xuất từ cá biển thường có vị tanh. Vậy nên trước khi sử dụng bạn cần nghiên cứu kỹ về thành phần, nguồn gốc nguyên liệu của sản phẩm.
– Gây rối loạn cơ xương. Thường thì collagen là loại protein chính tham gia vào cấu trúc cơ, xương giúp cải thiện sức khỏe cơ, xương. Tuy nhiên nếu bổ sung quá mức collagen có thể gây tác dụng phụ rối loạn cơ xương ở một số người.
4. Tác dụng phụ khác của collagen
– Gây rối loạn huyết áp. Trên thực tế, collagen giúp hỗ trợ tăng sinh mạch máu, cải thiện chức năng tim mạch và ổn định huyết áp. Tuy nhiên nếu bạn đang có bệnh lý về huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung để tránh gây rối loạn huyết áp.
– Gây tăng cholesterol. Theo các nghiên cứu cho thấy collagen không gây tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên nếu sản phẩm bổ sung collagen có chứa một số thành phần khác như dầu hoặc chất béo động vật. Điều này có thể gây tăng mức cholesterol trong cơ thể bạn.
– Gây tác động đến gan và thận. Khi bạn bổ sung hàm lượng lớn collagen và kéo dài vào cơ thể. Hoặc bổ sung sai liệu trình dẫn đến tình trạng dư thừa collagen. Tình trạng này khiến một số cơ quan như gan, thận phải tăng cường hoạt động. Nhằm để chuyển hoá và đào thải hết lượng collagen dư thừa đó ra ngoài. Từ đó có thể gây ảnh hưởng đến gan và thận.
5. Cách giảm tác dụng phụ của collagen
5.1. Tuân thủ liều lượng khuyến cáo
Theo các chuyên gia khuyến cáo liều lượng collagen nên bổ sung mỗi ngày từ 2500-5000mg. Lưu ý hãy tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng collagen. Nhằm giúp bạn đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
5.2.Chọn nguồn collagen chất lượng và đáng tin cậy
Hãy chọn nguồn collagen chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy. Đây à một trong những cách phòng ngừa nguyên nhân “gốc rễ” có thể gây ra tác dụng phụ. Bởi những sản phẩm kém chất lượng thường không có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, không được kiểm tra chất lượng và đánh giá độ an toàn. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ hoặc kích ứng cho cơ thể. Vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ về hãng sản xuất, lịch sử hoạt động, chứng nhận chất lượng và an toàn của sản phẩm trước khi chọn mua.
5.3. Kiểm tra thành phần và nguồn gốc sản phẩm collagen
Trước khi sử dụng sản phẩm bổ sung collagen hay bất cứ sản phẩm chức năng nào. Bạn cần kiểm tra các thành phần dưỡng chất có trong sản phẩm. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng hoặc kích ứng nào đối với thành phần của sản phẩm. Hãy tránh sử dụng sản phẩm đó.
5.4. Tìm hiểu về tiềm năng tương tác thuốc
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc đang uống bất kỳ loại thuốc nào. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bổ sung collagen. Nhằm tránh các tiềm năng tương tác thuốc có thể xảy ra giữa collagen và các thuốc đó.
6. Biện pháp khắc phục khi bị tác dụng phụ trong quá trình sử dụng collagen
Nếu trong quá trình sử dụng collagen, bạn thấy có một số vấn đề bất thường xảy ra đối với sức khỏe của mình. Bạn hãy dừng sử dụng collagen ngay lập tức để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Đặc biệt nếu bị tác dụng phụ nghiêm trọng bạn nên liên hệ tới bác sĩ chuyên môn hoặc cơ sở ý tế gần nhất.
Nếu tác dụng phụ không quá nghiêm trọng, bạn hãy thử các biện pháp sau để giảm và khắc phục tác dụng phụ của collagen nhé:
- Giảm liều lượng collagen. Bạn hãy thay đổi liều lượng collagen sử dụng hoặc giảm tần suất sử dụng để xem liệu tác dụng phụ có giảm đi không.
- Chuyển sang nguồn collagen khác. Nếu bạn đang sử dụng collagen từ một nguồn cụ thể và gặp tác dụng phụ. Hãy thử chuyển sang sản phẩm collagen từ nguồn khác.
- Kết hợp với thực phẩm khác. Đôi khi, việc kết hợp sử dụng collagen với các thực phẩm khác có thể giảm tác dụng phụ. Ví dụ, bạn có thể kết hợp collagen với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thụ collagen và giảm tác dụng phụ.
- Uống nhiều nước. Việc duy trì cơ thể đủ lượng nước có thể giúp giảm tác dụng phụ như khó tiêu hoá hoặc buồn nôn.
7. Những bệnh không nên sử dụng collagen để tránh tác dụng phụ
Bệnh lý quan trọng
- Bệnh thận nặng. Do collagen được chuyển hóa và tiết thải qua thận. Người mắc bệnh thận nặng có thể cần hạn chế sử dụng collagen hoặc nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng.
- Bệnh gan nặng. Người mắc bệnh gan nặng cũng nên tư vấn với bác sĩ trước khi sử dụng collagen. Vì việc chuyển hóa và loại bỏ collagen có thể tác động đến chức năng gan.
- Bệnh lý về máu. Một số bệnh lý máu như bệnh tự miễn dịch và các bệnh lý liên quan đến đông máu có thể gây tác động đến quá trình tạo collagen trong cơ thể. Trong trường hợp này, việc sử dụng collagen có thể cần được giám sát cẩn thận hoặc tư vấn y tế.
- Bệnh ung thư. Trong một số trường hợp, việc sử dụng collagen có thể không được khuyến nghị cho những người đang điều trị ung thư. Vì collagen có khả năng tăng sự phát triển của một số tế bào ung thư. Người mắc bệnh ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng collagen.
>>>Tìm hiểu chi tiết về các bệnh không nên sử dụng collagen
Bệnh lý thông thường
- Dị ứng hoặc quá mẫn với collagen. Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với collagen hoặc các thành phần liên quan, bạn nên tránh sử dụng collagen.
- Bệnh tăng tiểu cầu. Người mắc bệnh tăng tiểu cầu cần thận trọng khi sử dụng collagen. Vì có thể gây tăng tiểu cầu và tác động đến quá trình đông máu.
- Bệnh nội tiết. Một số bệnh nội tiết như bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Trong trường hợp này, việc sử dụng collagen nên được thảo luận và kiểm soát kỹ lưỡng với bác sĩ.
Lưu ý rằng danh sách chúng tôi đưa ra ở trên không phải là đầy đủ và chỉ mang tính chất tham khảo. Mỗi trường hợp cụ thể có thể có những yếu tố riêng và yếu tố y tế cá nhân cần được xem xét trước khi sử dụng collagen. Do đó, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại collagen nào, bạn hãy tham khảo ý kiến và tư vấn từ chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
8. Kết luận
Như bài viết Ovanic đã chia sẻ với các bạn các tác dụng phụ của collagen bạn có thể gặp phải khi sử dụng. Một số tác dụng phụ lên da như kích ứng, dị ứng da, nổi mụn trứng cá, gây tối màu da. Hay tác dụng phụ lên hệ tiêu hoá như gây khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn hoặc nôn mửa. Tác dụng phụ lên hệ thần kinh như mất ngủ hay giảm chất lượng giấc ngủ, rối loạn tâm trạng, mất tập trung và chóng mặt. Một số tác dụng phụ lên xương, khớp như đau khớp và sưng tấy, tăng cân hoặc giảm cân, rối loạn cơ xương. Ngoài ra các tác dụng phụ khác như rối loạn huyết áp, tăng cholesterol, tác động đến gan và thận.
Hãy lưu ý một số điều khi sử dụng collagen để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ví dụ như tuân thủ đúng liều lượng khuyến cáo, chọn nguồn collagen chất lượng và đáng tin cậy, kiểm tra thành phần và nguồn gốc sản phẩm collagen, tìm hiểu về tiềm năng tương tác thuốc. Đặc biệt, bạn hãy nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc các bác sĩ trước khi sử dụng collagen để hạn chế các tác dụng phụ cho cơ thể.