Những hợp chất hữu cơ trong cơ thể chúng ta mà nó không thể tự tổng hợp được, những chất này đóng một vai trò quan trọng trong sự cấu tạo của các tế bào. Ngoài ra nó còn giúp cơ thể chúng ta chuyển hóa các chất, thực hiện việc duy trì hoặc cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của cơ thể. Chất đó được gọi là Vitamin. Đây là một chất không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai, bên cạnh đó với những người trưởng thành, người già hoặc trẻ nhỏ thì Vitamin cũng là chất cực kì cần thiết đối với cơ thể. Vậy vitamin là gì? Tác dụng của vitamin như thế nào? Thực phẩm giàu vitamin nhất là gì? Để hiểu rõ hơn về hợp chất hữu cơ này, các bạn cùng Ovanic tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Giới thiệu khái quát về Vitamin
1.1. Vitamin là gì?
Vitamin là một chất quan trọng trong việc thực hiện trao đổi chất của cơ thể, đây là hợp chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Chúng ta sử dụng thực phẩm vào mỗi ngày đều cung cấp một lượng hợp chất vitamin này. Vai trò quan trọng chính của Vitamin là thực hiện quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
1.2. Các loại Vitamin
Dựa vào đặc tính tan của Vitamin được chia thành 2 loại chính đó là vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước.
Vitamin tan trong chất béo
Đối với nhóm vitamin tan được trong chất béo gồm có 4 loại như vitamin A, D, E và vitamin K. Nhóm vitamin này chủ yếu được lữu trữ trong gan và mô mỡ. Một lưu ý nhỏ đó là hợp chất vitamin này dễ dàng được cơ thể hấp thụ tuy nhiên chúng cần được hấp thụ cùng với các chất béo trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Ngoài ra thời gian tồn tại trong cơ thể của hợp chất vitamin này khoảng nhiều ngày hoặc một vài tháng đến khi cơ thể cần sử dụng. Để biết rõ hơn về nhóm vitamin nay hãy tham khảo nội dung sau:
- Vitamin A giúp phát triển thị lực và một số cơ quan thích hợp.
- Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất để phát triển xương, bên cạnh đó nó còn hỗ trợ kích hoạt đa chức năng miễn dịch của cơ thể.
- Vitamin E giúp cơ thể chống lại oxy hóa và hỗ trợ miễn dịch đồng thời giúp tế bào trong cơ thể tránh bị hư hại.
- Vitamin K là hợp chất cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển của xương.
Vitamin tan trong nước
Đối với nhóm vitamin tan được trong nước được phân làm 2 loại đó là vitamin C và các loại vitamin nhóm B. Hợp chất vitamin này tồn tại trong các chất lỏng khác dạng nước, chủ yếu tồn tại trong máu và bài tiết thông qua đường nước tiểu. Để hiểu khái quát các loại vitamin hãy theo dõi nội dung sau:
- B1 (thiamine): thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng từ các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể.
- B2 (riboflavin): giúp cơ thể sản sinh năng lượng và thực hiện chuyển hóa chất béo.
- B3 (niacin): chất này rất cần thiết để cơ thể thực hiện quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
- B5 (axit pantothenic): đóng vai trò tổng hợp các axit béo cho cơ thể.
- B6 (pyridoxine): thực hiện việc tạo ra tế bào hồng cầu nhờ vào việc giải phóng lượng đường từ nguồn carbohydrate dự trữ, đồng thời tạo năng lượng cho cơ thể.
- B7 (biotin): thực hiện việc chuyển hóa các axit amin trong cơ thể, axit béo và cả glucose.
- B9 (folate): nắm giữ vai trò quan trọng thực hiện phân chia tế bào thích hợp.
- B12 (Cobalamin): hình thành các tế bào hồng cầu, quan trọng đối với chức năng não và hệ thần kinh của cơ thể.
- C (axit ascorbic): thực hiện chức năng hỗ trợ hình thành chất truyền dẫn, protein và cả collagen.
2. Các tác dụng của Vitamin đối với sức khỏe
2.1. Cải thiện hệ miễn dịch
- Vitamin D giúp cơ thể tăng cường hoạt đồng của đại thực bào giúp cơ thể được miễn dịch tự nhiên, đồng thời thúc đẩy quá trình giải phóng các peptide. Nó còn bảo vệ cơ thể tránh các nguy cơ về bệnh tật, bên cạnh đó vitamin D giúp chống viêm, cần bằng hệ thống miễn dịch.
- Vitamin C giúp cho cơ thể chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các tác nhân gây ra oxy hóa, ngoài ra nó còn làm tăng số lượng tế bào bạch cầu được sản sinh ra giúp cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong hàng rào biểu mô để cơ thể chống lại bệnh tật, bảo vệ các tế bào miễn dịch.
- Vitamin E là vitamin tan được trong chất béo, giúp cơ thể chống lại oxy hóa. Nó giúp bảo vệ các mô và tế bào khỏi mầm bệnh. Bên cạnh đó chúng còn giúp cơ thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, bệnh hô hấp, chống lại sự nhiễm trung. Cơ thể có đủ lượng vitamin C sẽ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp các tế bào tránh được sự tổn thương.
2.2. Phòng ngừa bệnh tật
Để cơ thể có hệ miễn dịch mạnh, hoạt động tốt và tránh được các nguồn bệnh từ vi khuẩn bên ngoài đó là nhờ có vitamin. Ngoài ra nó còn giúp các loại nấm không thể tấn công vào cơ thể, giúp cơ thể phòng ngừa được các loại bệnh tật.
2.3. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo như nghiên cứu [1] của các chuyên gia, một trong những hợp chất rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể đó chính là vitamin. Trong cơ thể chúng ta tất cả các hoạt động của các cơ quan kể cả hệ thống tim mạch đều cần có vitamin. Chúng giúp cho cơ thể chúng ta ngăn được các bệnh lý về tim mạch, giúp cho xương chắc khỏe, ngừa được bệnh tiểu đường đồng thời ngừa được cả bệnh ung thư. Một số vitamin giúp cải thiện sức khỏe tim mạch được nêu ở nội dung sau:
Vitamin B9 (Axit folic) giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, đồng thời cải thiện tình trạng thiếu máu.
Vitamin C (acid ascorbic) đây là một trong những loại vitamin hỗ trợ tim mạch và có vai trò quan trọng cho cơ thể mà bạn cần phải bổ sung vào bữa ăn hằng ngày.
Vitamin E: Theo như nghiên cứu [2] bệnh nhân bị bệnh hẹp động mạch vành cho thấy, vitamin E giúp giảm 77% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, giảm 47% các bệnh tim mạch khác sau khi bổ sung vào cơ thể liên tục 1 năm với liều lượng nạp mỗi ngày từ 400 đến 800 UI.
Vitamin K đóng vai trò trong việc ngăn chặn mạch máu xơ vữa, giúp sức khỏe tim mạch khỏe mạnh, nhờ vào cơ chế giảm tích tụ của canxi và ngăn hình thành mảng bám trên thành mạch giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
2.4. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất
Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12) đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể được diễn ra bình thường. Nhóm vitamin này còn giúp cho cơ thể thực hiện quá trình chuyển hóa carbohydrat, protein và cả chất béo. Ngoài ra nó còn sử dụng nguồn năng lượng dự trữ được lấy ra từ các thực phẩm giàu vitamin, quá trình này được cho là tác dụng chính của vitamin B.
3. Cách bổ sung và sử dụng vitamin hiệu quả
3.1. Bổ sung bằng thực phẩm giàu Vitamin
Cách bổ sung tốt nhất cho cơ thể đó là nạp vitamin từ các thực phẩm giàu vitamin. Giải pháp tốt nhất khi chúng ta nạp thực phẩm vào cơ thể sẽ bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời theo nghiên cứu cho thấy nguồn vitamin từ thực phẩm là an toàn tuyệt đối, giúp cơ thể dễ hấp thụ và thực hiện quá trình chuyển hóa nhất.
Ví dụ: Táo cam giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiễm virus. Chúng ta cần duy trì chế độ ăn khoa học, kết hợp các bữa ăn với nhiều loại rau, salad…
3.2. Bổ sung bằng thực phẩm chức năng
Nhu cầu cơ thể chúng ta đôi khi cần lượng vitamin nhiều hơn nên việc bổ sung vitamin từ thực phẩm chưa đủ cung cấp cho cơ thể. Chính vì thế chúng ta cần sử dụng thêm các thực phẩm chức năng bổ sung. Tùy vào từng độ tuổi khác nhau và nhóm đối tượng khác nhau sẽ có liều lượng bổ sung nhất định.
3.3. Cách sử dụng đúng cách và liều lượng phù hợp
Dưới đây là một số nguyên tắc mà chúng ta cần biết để sử dụng vitamin đúng cách:
- Nếu cơ thể gầy yếu, thiếu chất, phụ nữ mang thai, hoặc có lý do rõ ràng cụ thể mới được sử dụng vitamin
- Không được sử dụng quá nhiều hoặc liều lượng sử dụng không phù hợp.
- Phân bổ thời gian bổ sung vitamin hợp lý, không sử dụng chung với những loại thuốc khác.
- Tùy theo vào lứa tuổi, nhóm đối tượng và trọng lượng cơ thể để thực hiện bổ sung phù hợp.
4. Các loại Vitamin cần thiết cho sức khỏe và tác dụng của chúng
4.1. Vitamin A là gì và tác dụng?
Trong các loại thực phẩm như trứng, gan, sữa, bí ngô…. chứa nhiều vitamin A. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương, thị lực, đồng thời giúp đẩy nhanh sự phát triển của tế bào và các mô trên cơ thể. Nó còn tham gia vào chức năng miễn dịc cho cơ thể chúng ta.
Theo như nghiên cứu [3] trên tờ Archives of Ophthalmology đã tìm hiểu được những người có bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng sẽ giảm 25% tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng thời gian gần 6 năm. Để đạt được việc này chúng ta cần bổ sung vitamin A, C, E kẽm và đồng.
4.2. Vitamin B là gì và tác dụng?
Tác dụng chính của vitamin B giúp cho cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất, sản xuất hồng cầu và thực hiện quá trình cung cấp oxy cho cơ thể. Một số loại vitamin B như B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, B12. Ngũ cốc nguyên hạt, hải sản và rau xanh là một số thực phẩm chứa vitamin B.
4.3. Vitamin C là gì và tác dụng?
Loại vitamin đóng vai trò cho việc tăng cường sức mạnh các mô trông cơ thể như nướu, xương, mạch máu, bên cạnh đó nó còn tham gia quá trình chuyển hóa protid, glucid và cả lipid đó chính là vitamin C. Vai trò chính của vitamin này giúp tăng sức đề kháng, chống lại sự nhiễm trùng giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Các loại cam quýt bông cải xanh, ớt chuông là những thực phẩm có nhiều vitamin C.
4.4. Vitamin D là gì và tác dụng?
Khi cơ thể trẻ nhỏ bị thiếu hụt vitamin D sẽ bị còi xương vì tác dụng chính của vitamin D giúp cho cơ thể hấp thụ khoáng chất và canxi. Một số thực phẩm như nấm đông cô, cá hồi, phô mai…là những thực phẩm chứa vitamin D, ngoài ra chúng ta có thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
4.5. Vitamin E là gì và tác dụng?
Đóng vai trò là lá chắn bảo vệ cơ thể chống khỏi các tác nhân gây oxy hóa, bảo vệ tế bào da được khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu vitamin E sẽ bị mất kiểm soát và rối loạn thần kinh. Các loại hạt hạnh nhân, hướng dương chứa nhiều vitamin E.
4.6. Vitamin K là gì và tác dụng?
Giữ vai trò quán trọng trong việc cân bằng nội mô máu,hình thành tái tạo xương, kiểm soát tình trạng mô máu. Nếu cơ thể chúng ta thiếu vitamin K sẽ dẫn đến bệnh còi xương và rối loạn chảy máu. Những thực phẩm có chứa vitamin K như cải xoăn, cải thìa, cải brussels…
=>> Xem nhiều thực phẩm bổ sung Vitamin và khoảng chất tốt cho sức khỏe
5. Tình trạng cơ thể thiếu hụt Vitamin là gì?
5.1. Nguyên nhân bị thiếu hụt
- Do khẩu phần ăn không cung cấp đủ lượng vitamin.
- Mắc các bệnh lý về tiêu hóa nên cơ thể không thể hấp thụ được vitamin từ thức ăn.
- Thiếu nội tiết tố hoặc sử dụng thuốc.
- Do tác dụng của thuốc kháng sinh làm các vi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.
- Ăn nhiều thức ăn đóng hộp, sai cách thức nấu ăn làm mất vitamin
- Người vận động nhiều hoặc người nghiện rượu bia sẽ có khả năng thiếu hụt vitamin cao hơn so với người bình thường.
5.2. Triệu chứng biểu hiện
- Tóc và móng tay giòn dễ gãy
- Chảy máu nướu răng
- Rụng tóc
- Thị lực giảm vào ban đêm
- Lở loét miệng và nứt khóe miệng
- Hội chứng chân không yên.
5.3. Cách phòng và điều trị
Chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau đây để cơ thể tránh thiếu hụt vitamin:
- Bổ sung vitamin tổng hợp cho cơ thể chúng ta từ các thực phẩm bổ sung vitamin
- Một số vitamin có trong các loại thực phẩm như: vitamin A có trong rau xanh, trứng, các loại trái cây vỏ vàng, vitamin E thì có trong ngũ cốc và đậu nành, còn vitamin D có nhiều trong cá hồi và sữa, đối với vitamin B sẽ nằm trong các thực phẩm như lúa mạch và ngũ cốc, sữa chua và lòng đỏ trứng thì chứa nhiều vitamin K.
6. Những lưu ý khi sử dụng các loại Vitamin là gì?
6.1. Tác dụng phụ thường gặp
- Vitamin A sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nôn ói, đầy bụng, tiêu chảy, khó thở cục bộ, dị ứng… Tuy nhiên những triệu chứng này không nguy hiểm đến tính mạng vì nó chỉ kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày.
- Vitamin B sẽ gây ra tình trạng nôn, đau bụng gặp nhiều vấn đề về da, thị lực giảm và luôn trong tình trạng thấy khát nếu sử dụng quá liều vitamin B.
- Vitamin C nếu sử dụng quá liều sẽ bị đuối sức, cảm giác nóng người, đau dạ dày và tiêu chảy.
- Vitamin D nếu dùng quá liều sẽ gây ra triệu chứng nôn ói, táo bón, chán ăn, tổn thương thân, mắc các vấn đề về nhịp tim..
- Vitamin E sẽ gây ra đau đầu, tiêu chảy nếu dùng quá liều
- Vitamin K ít gặp triệu chứng khi bổ sung quá liều, tuy nhiên sẽ có những trường hợp sẽ bị đau bụng và tiêu chảy…
6.2. Tác dụng tương tác với các loại thuốc
- Khi sử dụng vitamin A với các loại thuốc như cholestyramin, parafin, neomycin sẽ làm giảm lượng vitamin hấp thụ vào cơ thể. Đặc biệt chúng ta không nên dùng chung với thuốc thuộc nhóm retinoid vì sẽ gây hại cho cơ thể rất nhiều. Bên cạnh đó dùng chung vitamin C với thuốc tránh thái sẽ gây ra tác hại giảm khả năng thụ thai.
- Khi chúng ta sử dụng vitamin B6 với Levodopa sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh Parkinson.
- Tác dụng của thuốc kháng sinh sẽ giảm nếu chúng ta sử dụng vitamin C với kháng sinh nhóm beta lactam (amoxicilin, ampicilin…). Bên cạnh đó vitamin C sẽ làm giảm tác dụng chống đông máu của các loại thuốc heparin và warfarin.
- Dùng chung vitamin D với thuốc chống co giật sẽ gây ra tác dụng vitamin D bị phân hủy và giảm khả năng hấp thụ canxi. Chính vì thế cơ thể chúng ta sẽ bệnh loãng xương nhiều đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh.
- Vitamin E khi dùng chung với aspirin sẽ làm cản trở các kết tập tiểu cầu. Đặc biệt khi dùng chung với estrogen sẽ gây ra tác hại hình thành huyết khối.
- Vitamin K sẽ hoàn toàn giảm tác dụng đáng kể nếu dùng với thuốc kháng axit, kháng sinh, thuốc điều trị ung thư…
6.3. Các đối tượng cần hạn chế sử dụng
- Đối với các đối tượng bị mắc bệnh Rosacea, bệnh chàm cấp tính, phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được tự ý sử dụng vitamin A
- Vitamin C không được sử dụng trên bệnh nhân bị thận vì sẽ làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu gây suy thận. Lượng đường trong máu sẽ tăng lên nếu các bệnh nhân tiểu đường hoặc phụ nữ lớn tuổi sử dụng vitamin C.
- Vitamin E và vitamin C sẽ gây ra triệu chứng rối loạn tâm thần trầm trọng nếu bệnh nhân bị tâm thần phân liệt sử dụng.
- Vitamin B6 sẽ ngăn chặn tác dụng của prolactin và làm ức chế quá trình tiết sữa nếu như phụ nữ đang cho con bú sử dụng vitamin này.
Bạn hãy thường xuyên theo dõi Ovanic.vn để cập nhật những bài viết mới nhé. Những bài viết về vitamin và các bài viết về chăm sóc sức khỏe được chia sẻ bởi chuyên gia của chúng tôi nhé.
Nguồn tham khảo thông tin:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Vitamin
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK218749/
- https://www.webmd.com/a-to-z-guides/supplement-guide-vitamin-a
- https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/vitamin-c-directory
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10389024/