Collagen và xương: Tầm quan trọng của chúng trong việc duy trì sức khỏe của xương

Có thể bạn chưa biết, collagen là protein chiếm thành phần nhiều nhất trong cơ thể chúng ta. Và nó cũng chính là thành phần chính của các mô liên kết tạo nên một số bộ phận của cơ thể như gân, dây chằng, da, xương khớp và cơ bắp. Collagen có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp. Chính vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chủ đề ”Tầm quan trọng của collagen trong việc duy trì sức khỏe của xương”. Hãy cuốn xuống dưới bắt đầu tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Tầm quan trọng của collagen đối với sức khỏe xương

Theo các chuyên gia cho biết, collagen là loại protein phổ biến nhất ở con người và chúng chiếm khoảng 30% lượng protein trong cơ thể chúng ta. Hợp chất đặc biệt này có vai trò như chất keo kết nối các bộ phận trong cơ thể. Ngoài việc được tìm thấy trong xương thì collagen còn được tìm thấy trong da, dây chằng, gân, mạch máu, giác mạc và một số bộ phận khác.

Có thể nói collagen là thành phần quan trọng giúp tăng cường hệ mạch máu tạo độ đàn hồi và giúp xương chắc khoẻ. Chính vì vậy nếu thiếu hụt một lượng collagen cần thiết cho cơ thể sẽ khiến xương bị lão hoá, các khớp cứng lại gây khó khăn trong việc di chuyển. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của collagen đối với xương và sức khoẻ là vô cùng lớn.

Sự phân bố của collagen trên cơ thể

1.1. Collagen là gì và vai trò của nó trong xương

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, collagen chiếm 20 – 30% trong xương. Vì vậy việc thiếu hụt collagen sẽ khiến cơ thể chúng ta xảy ra tình trạng loãng xương, giảm đàn hồi, kém dẻo dai và linh hoạt. Càng về gia thì dễ mắc các vấn đề như thoái hóa xương khớp.

Vai trò của collagen đối với xương, chất này giống như các cuộn bó sợi giúp xây dựng cấu trúc cho bộ xương thêm phần chắc khoẻ và di chuyển một cách linh hoạt. Một khi collagen suy yếu, sẽ mất độ linh hoạt và độ đàn hồi của sụn. Chính vì vậy việc bổ sung collagen được coi là một cách để giúp xương chắc khoẻ và phòng ngừa nguy cơ loãng xương.

Đối với sụn trong xương, hàm lượng collagen chiếm khoảng 67% trong cơ cấu hình thành phần sụn. Nếu thiếu đi collagen sẽ khiến độ ma sát giữa các khớp bị tăng lên, do đó làm sụn bị tổn thương. Ngoài việc ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xương như loãng xương, thì collagen còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh như viêm khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.

Collagen đối với xương giống như các cuộn bó sợi giúp xây dựng cấu trúc cho bộ xương thêm phần chắc khoẻ

1.2. Sự tương tác giữa collagen và các thành phần khác trong xương

Trong xương, Chất này chính là thành phần không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong trong việc liên kết các tế bào trong cơ thể lại với nhau. Qua đó, collagen giúp da và xương luôn chắc khoẻ và chống lại sự loã hoá.

Thông thường, các phân tử collagen có trọng lượng khá cao. Chính vì vậy việc sử dụng trực tiếp phân tử này trên da không đem lại hiệu quả cao bởi tính thẩm thấu kém. Đây cũng chính là nguyên nhân các thành phần collagen có trong mỹ phẩm đều được sử dụng ở dạng trọng lượng thấp và có khả năng thẩm thấu vào da tốt.

Các bệnh liên quan đến xương khớp

1.3. Các chức năng của collagen trong xương

Bên cạnh những tác dụng của collagen với tóc, làn da, chất này còn có những công dụng ưu việt đối với xương khớp. Những lợi ích tuyệt vời khi chúng ta bổ sung collagen thường xuyên:

Collagen giúp làm giảm tình trạng đau mỏi các khớp

Cũng giống như các chấn thương liên quan đến việc tập luyện thể thao, chất này có công dụng hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng đau mỏi các khớp. Một nghiên cứu cho thấy rằng nếu uống collagen mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng đau khớp, chứng xơ cứng khớp và viêm khớp. Bên cạnh đó, collagen còn góp phần xây dựng kết cấu xương, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau khi bị chấn thương.

Giảm viêm khớp và viêm nhiễm xương khớp

Việc bổ sung collagen đồng nghĩa với việc bù đắp lượng collagen thiếu hụt và kích thích quá trình sản sinh collagen một cách tự nhiên của cơ thể. Hàm lượng collagen này sẽ giúp giải quyết những vấn đề về viêm khớp, viêm xương khớp hoặc giảm bớt các triệu chứng. Viêm khớp chính là quá trình phân huỷ nhanh chóng các tế bào collagen trong các tế bào khớp. Khi collagen bị phá vỡ sẽ gây ra tình trạng đau nhức, xơ cứng khớp. Qua đó, khớp sẽ mất đi tính dẻo dai, linh hoạt vốn có. Nếu cung cấp collagen kịp thời sẽ nhanh chóng làm giảm triệu chứng đau khớp. Đặc biệt triệu chứng này thường diễn ra ở độ tuổi trung và cao niên.

Rút ngắn thời gian phục hồi các khớp

Có thể nói, quá trình tổng hợp và tự sản sinh collagen mới trong cơ thể là yếu tố quan trọng giúp rút ngắn thời gian hồi phục các khớp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong ba tuần đầu sau chấn thương, cần tăng cường bổ sung collagen giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình tái tạo chất này  trong xương. Nhờ đó, các mô liên kết sẽ được tái tạo, đem lại tính dẻo dai và linh hoạt cho xương. Trong những tuần tiếp theo tỷ lệ tổng hợp collagen type I tăng lên. Qua đó mô sẽ được củng cố nhanh chóng và đảm bảo rút ngắn thời gian phục hồi.

Hỗ trợ xây dựng kết cấu xương

Collagen chiếm đến 90% thành phần hữu cơ có trong xương. Các bó cơ tạo nên một trận đặc biệt nhằm tạo độ cứng cho xương. Vậy nên khi các liên kết trong xương bị gãy, bị phá vỡ đều ảnh hưởng trực tiếp đến xương. Chính vì vậy việc bổ sung collagen mỗi ngày chính là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề trên. Đặc biệt với những người mắc bệnh loãng xương hay thiếu canxi thì việc bổ sung collagen là điều hết sức cần thiết. Khi mật độ khoáng của xương tăng sẽ giúp tăng độ chắc khoẻ và dẻo dai của xương. Độ chắc khoẻ của xương tăng sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương.

Những lợi ích của việc bổ sung collagen cho cơ thể

Ngoài tác dụng đối với xương, collagen còn nhiều tác dụng đối với sức khỏe tổng thể khác như hỗ trợ làm đẹp da, móng, tóc, tim mạch, đường ruột, cơ bắp,…

=>>> Xem chi tiết: 10 tác dụng tuyệt vời của Collagen đối với sức khỏe bạn nên biết

1.4. Các loại collagen trong xương và sự khác nhau giữa chúng

Theo các chuyên gia cho biết, có tổng cộng 4 loại collagen khác nhau nhưng chiếm vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và cải thiện xương chỉ có 2 loại chính. Collagen loại 2 và loại 4  giữ vai trò quan trọng đối với sụn và xương khớp. Sự khác nhau của hai loại collagen trên:

Collagen loại 2

Collagen loại 2 chiếm đến 90% tổng sợi Collagen có trong sụn khớp. Đối với dưỡng chất này sẽ cung cấp các chất cần thiết để xây dựng và nuôi dưỡng, duy trì sức khoẻ của sụn khớp. Qua đó sẽ giúp bạn có thể vận động một cách dễ dàng và linh hoạt, giảm khả năng bị thoái hoá khớp.

Collagen loại này cùng với các khoáng chất trong xương cũng có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ. Chúng liên kết với nhau giống như một tấm lưới canxi để khoáng chất bám vào nó. Bởi vậy chất này còn là một trong ít dưỡng chất có tác dụng tăng mật độ khoáng trong xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó chúng còn bảo vệ độ bền chắc của xương và tăng chiều cao một cách hiệu quả.

Collagen loại 2 chiếm đến 90% tổng sợi Collagen có trong sụn khớp

Collagen loại 4

Collagen loại 4 có vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới và làm nền cho các tế bào biểu bì mô và nội mô. Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò như một rào cản ngăn cách giữa các mô. Chúng còn có vai trò phát tín hiệu cho tế bào tăng cường tổng hợp collagen khi phát hiện protein bị phân huỷ. Chính vì vậy dưỡng chất này vừa chiếm vai trò quan trọng trong cấu trúc của màng đáy vừa có khả năng truyền tín hiệu quan trọng đối với các chức năng sinh lý và bệnh lý.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất collagen và sức khỏe xương

Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất collagen và sức khoẻ xương:

Tuổi tác

Việc sản xuất collagen sẽ giảm khoảng 1% mỗi năm trong cơ thể bạn khi bắt đầu bước sang tuổi 20. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người mà độ tuổi này có thể tăng hoặc giảm. Việc sản xuất collagen sẽ giảm nhanh chóng khi bạn bước sang độ tuổi tiền mãn kinh.

Hút thuốc lá

Việc hút thuốc lá không tốt cho sức khoẻ và có thể gây lão hoá sớm. Hút thuốc lá chính là nguyên nhân lớn gây suy giảm lượng collagen có trong cơ thể. Hút thuốc lá còn làm giảm lượng oxy có trong cơ thể. Do đó làm giảm lượng oxy cung cấp cho tế bào mô khiến tế bào này không thể tái tạo và nhiều khả năng sẽ bị hư hỏng.

Hút thuốc lá chính là nguyên nhân lớn gây suy giảm lượng collagen có trong cơ thể

Chế độ ăn

Có một chế độ ăn lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng giúp các tế bào bên trong cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động một cách tốt nhất. Nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, bổ sung nhiều đường rất dễ dẫn đến tình trạng lão hoá sớm do những chất trên góp phần vào quá trình  glycation. Điều này cũng ngăn cản quá trình tương tác với các tế bào protein và sản sinh collagen trong cơ thể.

Căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ làm giảm khả năng sản xuất collagen một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, khi căng thẳng, một lượng collagen sẽ được sử dụng để chống lại căng thẳng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xảy ra viêm nhiễm.

3. Tình trạng thiếu collagen và ảnh hưởng đến sức khỏe xương

Như đã nhắc đến ở trên, collagen có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người. Chính vì vậy khi cơ thể thiếu dưỡng chất này sẽ dần xuất hiện những bệnh lý như sơ vữa, cứng động mạnh, tăng huyết áp, giảm hệ thống miễn dịch,… Đặc biệt, đối với phụ nữ sẽ khiến làn da chảy xệ, tỷ lệ đàn hồi kém và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Thực tế, có nhiều chị em còn trẻ nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu của việc lão hoá sớm.

Không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe là da, mà nó còn ảnh hướng đến nhiều vấn đề liên quan đến xương khớp đau mỏi xương khớp, thoái hoá xương,…

Các chuyên gia nghiên cứu về độ tuổi lão hoá cho biết, theo ước tính khi bước qua tuổi 25, mỗi năm cơ thể mất đến 1 – 1.5% lượng collagen. Chính vì vậy, cần phải bổ sung collagen thường xuyên, đặc biệt là đối với pháo nữ bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng mỹ phẩm chứa các dưỡng chất này.

Tình trạng thiếu collagen và ảnh hưởng đến sức khỏe xương

4. Các phương pháp để tăng cường sản xuất collagen và sức khỏe xương

Để cơ thể tăng cường sản sinh collagen một cách tự nhiên, cần phải  áp dụng các phương pháp và sản phẩm sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách hiệu quả để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Tham khảo thành phần của collagen trước khi sử dụng để tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Sử dụng sản phẩm collagen một thời gian dài để sản phẩm phát huy được hết công dụng của nó.
  • Sử dụng đúng liều lượng theo quy định.
  • Sử dụng kết hợp cùng các thành phần thảo dược để tăng tác dụng cho da và đảm bảo độ ăn toàn cho da nhạy cảm.
  • Sử dụng kết hợp cùng vitamin C, vitamin E để hỗ trợ quá trình sản xuất collagen một cách tự nhiên.
Sử dụng kết hợp cùng vitamin C, vitamin E để hỗ trợ quá trình sản xuất collagen một cách tự nhiên

=>>> Xem thêm: Các loại thực phẩm giàu collagen để bổ sung cho cơ thể của bạn

Cách uống collagen đúng cách cho nhu cầu hỗ trợ xương khớp

5. Các bệnh liên quan đến collagen và xương

Collagen là thành phần cấu tạo nên nhiều bộ phận của cơ thể trong đó có xương. Bởi vậy khi thiếu collagen đồng nghĩa với việc giảm thiểu thành phần cấu tạo nên các tế bào trong xương và các bộ phân khác. Qua đó sẽ dẫn đến một số bệnh khi thiếu dưỡng chất này như: loãng xương, đau mỏi xương khớp, thoái hoá xương, cơ bắp kém săn chắc, da xuất hiện nhiều nếp nhăn, tàn nhang, ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch, suy giảm thị lực. Bên cạnh đó còn khiến tóc khô xơ, hư tổn, móng khô, giòn và dễ gãy,..

Các bệnh liên quan đến collagen và xương

Tìm hiểu thêm về các bệnh liên quan tới xương và các khắc phục Tại Đây

6. Những cách để bảo vệ và duy trì sức khỏe xương

Thường xuyên tập tạ và rèn luyện sức khoẻ

Theo các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, việc thường xuyên luyện tập với tạ và các môn tăng cường sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển xương và duy trì cấu trúc hiện tại của chúng.

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh cung cấp vitamin và một lượng lớn khoáng chất và chất xơ. Một nghiên cứu cho rằng, vitamin C có tác dụng bảo vệ xương khỏi tình trạng hư tổn. Ngoài ra ăn nhiều rau xanh có màu vàng và xanh có lợi cho sự phát triển của mọi lứa tuổi. Trẻ em khi thường xuyên ăn rau xanh và ít ăn những thực phẩm chiên rán cho thấy sự gia tăng về mật độ xương cũng như những chất có lợi nhiều hơn so với trẻ không ăn rau và thường xuyên dung nạp đồ ăn nhanh.

Bổ sung canxi một cách đều đặn

Canxi là chất dưỡng chất tốt cho thành phần xương. Để hấp thu canxi một cách tốt nhất, cần hấp thu một lượng nhỏ nhưng cần đều đặn. Đây chính là cách tốt nhất để bổ sung canxi là thông qua chế độ ăn uống. Bạn có thể bổ sung canxi qua một số sản phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành, đậu nành lên men, cá mòi, cá hồi, tôm,…

Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và K

Vitamin D và K đóng vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ xương. Thông qua cách kiểm soát lượng canxi bị hao hụt mà  giúp các khoáng chất liên kết với xương. Bạn có thể bổ sung vitamin trên qua các thực phẩm:  Dưa bắp cải, phô mai, natto, …

Thường xuyên bổ xung thực phẩm giàu chất xơ

Qua những bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về tầm quan trọng của collagen và xương trong việc duy trì sức khỏe. Có thể nói collagen có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi chúng ta. Chính vì vậy hãy bổ sung collagen thường xuyên để có được một cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai và tươi trẻ. OVANIC sẽ luôn đồng hành cũng bạn trên chặng đường duy trì sức khỏe của bạn và gia đình.

Nguồn tham khảo

Để cung cấp các thông tin đúng, tin cậy và hữu ích cho người dùng. Đội ngũ chuyên gia và biên tập viên của Ovanic đã nghiên cứu kỹ càng từ nhiều nguồn uy tín như:

  • https://www.vinmec.com
  • https://www.healthline.com/nutrition/collagen
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Collagen
  • https://www.webmd.com/diet/collagen-health-benefits.

Sau khi biên tập xong sẽ được chuyên các chuyên gia bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đăng tải tại website này. Mong rằng các thông tin tại bài viết sẽ hữu ích cho hành trình chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của bạn.