Sodium: Đặc điểm, công dụng, liệu lượng và lưu ý
Sodium thường được đề cập liên quan đến thực phẩm, đặc biệt là thức ăn nhanh và các sản phẩm đóng hộp. Và thường có những cảnh báo về sức khỏe liên quan đến tiêu thụ lượng Sodium quá nhiều gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ. Nhưng nó có thật sự đáng sợ đến vậy hay không? Hãy cùng ovanic tìm hiểu chi tiết về Sodium nhé!
Sodium là gì?
Định nghĩa
Sodium (hay còn gọi là Natri) là một trong những nguyên tố phong phú nhất trên Trái đất, chiếm 2.8% vỏ Trái đất. Thuộc nhóm kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại mềm, màu trắng bạc, có khả năng phản ứng cao và dễ bị oxy hóa trong không khí. Sodium phản ứng mạnh đến mức nó không bao giờ được tìm thấy ở dạng nguyên chất trong tự nhiên. Thay vào đó, nó thường được tìm thấy ở dạng hợp chất. Chẳng hạn như Natri clorua (muối ăn), Natri bicacbonat (muối nở) và Natri hydroxit (dung dịch kiềm). Trong y học nó là một khoáng chất thiết yếu. Đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học khác nhau trong cơ thể con người.
Đặc điểm vật lý và hóa học
Đặc điểm vật lý
- Natri là một kim loại kiềm có màu trắng hoặc bạc. Chúng rất nhẹ và mềm, có thể dễ dàng tan chảy. Chiếm khoảng 80% thành phần hòa tan của nước biển.
- Natri nhẹ hơn nước nên nó nổi trên mặt nước ở điều kiện bình thường.
- Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Sodium là khả năng dẫn nhiệt và điện tốt. Đặc tính này làm cho Sodium trở thành một thành phần quan trọng trong nhiều thiết bị điện và pin. Đồng thời nó cũng thể hiện hiệu ứng quang điện, nghĩa là nó giải phóng các electron khi tiếp xúc với ánh sáng.
Đặc điểm hóa học:
- Khi natri ở dạng lỏng, nó phản ứng mạnh hơn nhiều trong không khí so với khi ở trạng thái rắn.
- Natri lỏng đạt đến nhiệt độ khoảng 125 °C (257 °F), nó có thể dễ dàng bắt lửa. Khi natri cháy trong không khí khô, nó tự bốc cháy tạo ra ngọn lửa vàng, khói trắng dày có tính ăn da cao. Khói này có thể dẫn đến nghẹt thở và ho.
- Nếu Natri dạng lỏng tiếp xúc với nước sẽ tạo nên 1 làn khí hydro mạnh có thể gây nổ. Dạng muối (NaOH) sau phản ứng là một chất rắn kết tinh màu trắng. Tính ăn mòn cao với mô động vật và thực vật, dễ dàng hấp thụ độ ẩm cho đến khi hòa tan hoàn toàn.
- Vì tính háo nước mạnh và dễ phản ứng trong điều kiện bình thường, nên thường ngâm Natri dạng rắn trong môi trường Nito(N), môi trường khí trơ, dầu hỏa .
Điều chế Sodium
Việc điều chế Sodium có nhiều phương pháp, trong đó phương pháp phổ biến nhất là điện phân Natri clorua vì chi phí thấp. Bằng cách cho một dòng điện chạy qua hỗn hợp Natri clorua. Kết quả là, các ion Natri di chuyển về phía cực âm, Clorua di chuyển về cực dương. Sau đó được thu lại và làm lạnh để tạo thành Natri rắn.
- Hình minh họa Điện phân Nacl
Một số nghiên cứu mới nhất về Sodium
Một nghiên cứu [1] được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ. Cho thấy lượng Sodium tiêu thụ quá mức có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm tiêu thụ Sodium để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu [2] khác do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện. Đã nhấn mạnh gánh nặng toàn cầu của việc hấp thụ nhiều Sodium. Nghiên cứu tiết lộ rằng gần 1,7 triệu ca tử vong mỗi năm có thể là do tiêu thụ nhiều Sodium. Khiến nó trở thành mối quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Việc cấp thiết về truyền thông của y tế công cộng, để nâng cao nhận thức về rủi ro của việc hấp thụ quá nhiều Sodium và giáo dục sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Vai trò của Sodium đối với cơ thể
Bổ sung natri vào cơ thể dưới dạng muối không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn làm tăng lượng natri trong cơ thể. Natri mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Cân bằng nước: Natri giúp điều chỉnh mức chất lỏng trong cơ thể, bằng cách kiểm soát lượng chất lỏng ngoại bào thông qua việc bơm nước vào tế bào.
- Phòng chống say nắng: Natri đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa say nắng. Bằng cách bổ sung các chất điện giải bị mất.
- Chức năng của não: Natri rất quan trọng để duy trì chức năng và sự phát triển của não. Sự thiếu hụt natri có thể dẫn đến lú lẫn và hôn mê.
- Chống chuột rút cơ bắp: Mất cân bằng điện giải và mất nước trong những tháng nóng bức có thể gây chuột rút cơ bắp.
- Đặc tính chống lão hóa: Natri là thành phần chính trong nhiều loại kem chống lão hóa. Vì nó bảo vệ chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và thúc đẩy làn da trẻ trung và khỏe mạnh.
- Loại bỏ CO2: Natri giúp loại bỏ lượng carbon dioxide dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Điều hòa hấp thu glucose: Natri hỗ trợ tế bào hấp thu glucose. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng trong màng tế bào.
Ứng dụng của Sodium trong thực tiễn
Sodium trong y học và chăm sóc sức khỏe
- Natri clorua được sử dụng rộng rãi trong dịch truyền tĩnh mạch (IV), thuốc nhỏ mắt, rửa vết thương.
- Orezol giúp bù nước và điện giải trong trường hợp bị mất nước, giúp cân bằng điện giải trong cơ thể
- Natri bicacbonat thường được sử dụng để điều trị nhiễm toan, chống acid dạ dày và kiềm hóa nước tiểu
- Ngoài ra, Sodium còn có trong mỹ phẩm, nước súc miệng, kem đánh răng.
Sodium trong công nghiệp và đời sống
- Sodium cacbonat là một thành phần quan trọng trong sản xuất thủy tinh. Nó giúp hạ thấp nhiệt độ nóng chảy của cát silic
- Các hợp chất này được sử dụng trong các quy trình sản xuất giấy, gốm sứ, dệt may, xà phòng, dầu mỏ.
- Chúng còn được tìm thấy trong thuốc tẩy, máy lọc nước và các sản phẩm tẩy rửa, xử lý nước bể bơi.
- Natri lỏng, được biết đến với tính dẫn nhiệt cao. Được sử dụng làm chất lỏng truyền nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
Sodium trong bảo quản thực phẩm
Sodium từ lâu đã được sử dụng làm chất bảo quản trong công nghiệp thực phẩm. Khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật. Làm cho nó trở thành một công cụ hiệu quả trong bảo quản thực phẩm.
- Sodium nitrat và Sodium benzoat, giúp kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm chế biến sẳn. Những chất phụ gia này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, và duy trì chất lượng của sản phẩm.
- Ngoài việc ngăn ngừa hư hỏng, Sodium còn làm tăng hương vị của thực phẩm. Nó hoạt động như một chất tăng cường hương vị, của các món ăn khác nhau.
Tuy nhiên, điều quan trọng là người tiêu dùng phải nhận thức được hàm lượng Sodium trong thực phẩm. Và đưa ra lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe của mình.
Liều lượng hợp lý hàng ngày và các lưu ý quan trọng
Mặc dù Sodium rất cần thiết để cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Nhưng tiêu thụ quá nhiều Sodium có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao và các bệnh tim mạch.
Liều lượng hợp lý
Lượng Sodium khuyến nghị hàng ngày của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho một người trưởng thành trung bình là khoảng 5 mg, tương đương với khoảng một thìa cà phê muối. Tuy nhiên, lượng này có thể thay đổi tùy theo nhu cầu mỗi người, ví dụ:
- Các vận động viên tập luyện cường độ cao, nông dân làm việc dưới trời nắng nóng, …
- Mất nước do tiêu chảy, nôn,bỏng.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu.
Trong một số trường hợp, các cá nhân có thể bổ sung Sodium bằng các nước khoáng ion có sẳn trên thị trường. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt ngay lập tức.
Lưu ý quan trọng
Tuy nhiên, đối với tình trạng bệnh lý như tăng huyết áp, suy thận, phù.
Cần đặc biệt chú ý khi bổ sung thêm ngoài lượng Sodium được khuyến nghị. Liều lượng và thời gian bổ sung nên được chỉ định bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, và tuyệt đối phải sử dụng đúng hướng dẫn.
Kết luận
Sodium với các đặc tính và ứng dụng đa dạng. Là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ việc làm gia vị cho thức ăn đến các ứng dụng xoay quanh cuộc sống. Tuy nhiên, điều cần thiết là duy trì lượng Sodium cân bằng để tránh các biến chứng về sức khỏe.
Để duy trì sức khỏe. Điều quan trọng là phải có một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại thực phẩm. Trái cây và rau tươi, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Chúng là những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu tuyệt vời, bao gồm cả Sodium. Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và sử dụng quá nhiều muối. Tăng cường hoạt động thể chất để có cơ thể khỏe mạnh lâu dài.