Vai trò và tác dụng của Glutamine trong cơ thể, nguồn cung cấp tốt nhất

Bạn có chắc rằng cơ thể bạn đang tự sản xuất đủ Glutamine? Glutamin là một axit amin thiết yếu có điều kiện với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn tự hỏi vai trò và tác dụng cụ thể của Glutamine trong cơ thể? Và nguồn cung cấp Glutamine tốt nhất là gì? Hãy cùng Ovanic tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Glutamin – axit amin thiết yếu có điều kiện

1. Giới thiệu chung về Glutamine

1.1 Vai trò của Glutamine trong cơ thể

Glutamine là một axit amin không thiết yếu đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó còn được coi là một axit amin thiết yếu có điều kiện. Vì trong một số trường hợp nhất định, lượng Glutamine tự sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể như khi bị bệnh hoặc hoạt động thể chất cường độ cao, chấn thương,… Và bạn cần bổ sung Glutamine thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.

Glutamine cũng có hai dạng: L-Glutamine và D-Glutamine. L-Glutamine là dạng được cơ thể tự sản xuất. Nó cũng được tìm thấy trong thực phẩm và sản phẩm bổ sung. L-Glutamine tham gia tạo protein và thực hiện các chức năng khác trong cơ thể. Với các sinh vật sống, D-Glutamine không quan trọng.

Glutamine là một axit amin rất quan trọng đối với nhiều chức năng trong cơ thể. Vì vậy, cung cấp đủ Glutamine cho cơ thể là rất cần thiết cho sức khỏe. Các vai trò chính của Glutamine:

  • Tổng hợp protein
  • Sản xuất năng lượng
  • Đồng hóa và phát triển cơ bắp
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
  • Hỗ trợ sức khỏe của đường tiêu hóa
  • Điều chỉnh cân bằng axit-bazơ
  • Giải độc amoniac
  • Sản xuất chất dẫn truyền thần kinh
  • Tổng hợp glycogen
Glutamine -axit amin có vai trò quan trọng với nhiều chức năng của cơ thể

1.2 Cơ chế tổng hợp của Glutamine trong cơ thể

Mặc dù có thể thu được qua chế độ ăn uống nhưng cơ thể cũng có thể tự tổng hợp Glutamine từ các axit amin khác như glutamate và amoniac. Phản ứng tổng hợp xảy ra dưới sự xúc tác của enzym Glutamine synthetase (GS) với sự có mặt của adenosine triphosphate (ATP). Sau khi hình thành, Glutamine được phân phối đến các mô nơi mà nó có vai trò chức năng cụ thể.

Hầu hết tất cả các mô đều chứa các enzym để tổng hợp Glutamine nhưng hầu hết Glutamine được tổng hợp ở cơ xương (90%) và não. Đây là hai cơ quan chính sản xuất Glutamine. Tuy nhiên, gan cũng có khả năng tiêu thụ và sản xuất Glutamine.

Ngoài ra, thận và phổi đóng vai trò điều chỉnh nồng độ Glutamine trong cơ thể. Chúng chuyển đổi Glutamine dư thừa thành glutamate và bài tiết qua nước tiểu hoặc khí thở ra. Cơ thể có một hệ thống tinh vi để duy trì mức Glutamine tối ưu. Và nếu sự cân bằng này bị phá vỡ có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe.

Cơ chế tổng hợp Glutamine trong cơ thể

2. Lợi ích và tác dụng của Glutaminetrong cơ thể

Đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng khác nhau của cơ thể, Glutamine mang đến các lợi ích và tác dụng:

2.1 Tác dụng của Glutamine trong việc xây dựng và phục hồi cơ bắp

Glutamine là một thành phần thiết yếu của quá trình tổng hợp protein cơ bắp. Do đó, bổ sung Glutamine giúp giảm đau nhức cơ bắp, thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện khả năng phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện.

Khi cơ thể bị căng thẳng hoặc ở trạng thái dị hóa như tập cường độ cao hoặc chấn thương, bệnh tật thì quá trình sản xuất Glutamine sẽ bị ảnh hưởng. Bổ sung Glutamine vào lúc này giúp ngăn ngừa dị hóa cơ bắp và thúc đẩy tăng trưởng (đồng hóa) cơ bắp.

Glutamine còn hoạt động như một chất làm đầy tế bào. Nó thúc đẩy quá trình hấp thụ nước vào các tế bào cơ. Khối lượng tế bào tăng lên có thể khiến cơ trông đầy đặn và lớn hơn. Đồng thời hỗ trợ chức năng cơ thích hợp trong quá trình tập luyện và phục hồi.

Cơ bắp phát triển và phục hồi nhanh chóng

2.2 Tác dụng của Glutamine đối với hệ tiêu hóa,

Glutamine rất cần thiết để duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc ruột. Nó như một hàng rào, ngăn ngừa các chất và vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu. Do đó ngăn ngừa được hội chứng rò rỉ ruột.

Trong cơ thể con người, ruột là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Glutamine là nguồn năng lượng cho đường ruột và tế bào miễn dịch. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ sự phát triển bình thường của các tế bào ruột.

Hội chứng rò rỉ ruột xảy ra khi các tế bào ruột lỏng lẻo, kém liên kết

2.3 Tác dụng của Glutamine đối với hệ miễn dịch

Đây là một trong những tác dụng quan trọng nhất của Glutamine. Axit amin này giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó cung cấp nhiên liệu và hỗ trợ cho các tế bào miễn dịch như tế bào lympho và đại thực bào. Đồng thời giúp duy trì tính toàn vẹn của hàng rào ruột, là một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng khả năng đối phó với căng thẳng của cơ thể.

Vì vậy, trong các trường hợp bị bệnh hoặc chấn thương, cơ thể không sản xuất đủ Glutamine. Nồng độ của nó trong máu có thể giảm, cơ thể có thể phá vỡ các kho dự trữ protein như cơ bắp để giải phóng nhiều axit amin này hơn. Vào lúc này, bổ sung Glutamine có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch và bảo tồn dự trữ protein trong cơ thể.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại nhiều tác nhân gây bệnh

2.4 Tác dụng đối với sức khỏe tâm lý

Glutamine là tiền chất để tổng hợp hai chất dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất: glutamate (kích thích) và axit gamma-aminobutyric – GABA (ức chế). Hai chất này liên quan đến nhiều chức năng quan trọng của não như học tập, trí nhớ và điều chỉnh tâm trạng. Từ đó, Glutamine đóng vai trò điều hòa dẫn truyền thần kinh, rất cần thiết cho chức năng não và sức khỏe tâm lý.

2.5 Tác dụng khác

  • Tác dụng cân bằng axit-bazơ: Trong quá trình tập luyện cường độ cao hoặc các quá trình trao đổi chất khác, axit tích tụ dẫn đến pH giảm, mỏi cơ và giảm hiệu suất. Glutamine hoạt động như một chất đệm, giúp trung hòa lượng axit dư thừa. Từ đó giúp hỗ trợ phục hồi và chức năng tế bào của cơ.
  • Giải độc amoniac: Glutamine đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ lượng amoniac dư thừa (một sản phẩm phụ độc hại của quá trình chuyển hóa protein). Nó vận chuyển amoniac từ mô cơ đến gan. Ở đó, nó được chuyển thành urê (một chất vô hại) và bài tiết qua thận một cách an toàn.
  • Hỗ trợ sản xuất năng lượng: Glutamine tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác nhau. Nó có thể được chuyển đổi thành các axit amin khác hoặc glucose sử dụng làm nguồn năng lượng.
  • Thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa: Glutamine là chất nền để sản xuất glutathione – chất chống oxy hóa nội sinh mạnh nhất của cơ thể. Glutathione giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do và stress oxy hóa gây ra.

Ở những người khỏe mạnh, sự thiếu hụt Glutamine là tương đối hiếm. Nhờ sự tự tổng hợp trong cơ thể và một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp đủ lượng axit amin này.

3. Nguồn cung cấp Glutamine phổ biến hiện nay

3.1 Thực phẩm chứa nhiều Glutamine tự nhiên nhất

Glutamine là một axit amin có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Nó đóng nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Sau đây là hàm lượng Glutamine và tỷ lệ protein được tạo thành từ nó trong mỗi 100g thực phẩm:

  • Trứng: 0,6g – 4,4%
  • Thịt bò: 1,2g – 4,8%
  • Sữa gầy: 0,3g – 8,1%
  • Đậu phụ: 0,6g – 9,1%
  • Gạo trắng: 0,3g – 11,1%
  • Ngô: 0,4g – 16,2%

Lượng Glutamine lớn nhất được tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật. Do chúng có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, một số thực phẩm từ thực vật có tỷ lệ phần trăm protein được tạo thành từ Glutamine lớn. Dù vậy nhưng nhìn chung chúng có hàm lượng protein khá thấp. Vì vậy, thịt và các sản phẩm động vật khác vẫn là những cách đơn giản nhất để có được lượng lớn Glutamine.

Bạn có thể tham khảo một số nguồn thực phẩm tự nhiên giàu Glutamine sau:

  • Các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai
  • Thịt: Thịt gà, thịt bò và thịt lợn
  • Hải sản: cá hồi, cá thu
  • Trứng
  • Rau: Rau bina, rau mùi tây, bắp cải, cải xoăn
  • Các loại đậu: Đậu và đậu lăng
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó

Các thực phẩm chứa protein sẽ chứa Glutamine vì nó là một trong những axit amin tạo thành protein. Một chế độ ăn uống giàu protein sẽ cung cấp đủ lượng Glutamine cho cơ thể.

Nguồn Glutamine từ tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để bổ sung

3.2 Những sản phẩm chứa Glutamine dưới dạng bổ sung dinh dưỡng

Ngoài những nguồn thực phẩm tự nhiên, bạn cũng có thể tìm thấy Glutamine ở dạng bổ sung dinh dưỡng trong các thực phẩm chức năng. Trong các sản phẩm này, Glutamine là một thành phần hoạt chất có nhiều lợi ích sức khỏe.
Hai dạng thực phẩm chức năng chỉ chứa Glutamine phổ biến trên thị trường là Bột và viên nang.
Các sản phẩm có Glutamine khác bao gồm thanh protein, nước tăng lực.
Sản phẩm phổ biến và nổi tiếng nhất là thực phẩm bổ sung BCAA kết hợp Glutamine. Đây là một công thức tốt giúp phục hồi cơ bắp sau tập luyện.
Với mục đích thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và phục hồi sau tập luyện, các vận động viên và những người tập thể dục nghiêm ngặt là đối tượng tiêu dùng lớn nhất các sản phẩm có chứa Glutamine.
Những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ đủ Glutamine thông qua chế độ ăn uống có thể sử dụng các sản phẩm này. Những người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý khác có thể dẫn đến teo cơ cũng có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung Glutamine.
Nếu bạn đang mắc bệnh hoặc dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung glutamine.
Sản phẩm chứa Gluatamine dạng bột hiện là dạng phổ biến nhất

4. Các tác dụng phụ

4.1 Một số tác dụng phụ của việc sử dụng Glutamine quá liều

Không có gì đáng lo ngại khi sử dụng Glutamine với liều lượng bình thường vì axit amin này được cơ thể tự sản xuất và nó cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Một chế độ ăn điển hình mỗi ngày có thể chứa từ 3 đến 6 gam Glutamine. Các nghiên cứu bổ sung Glutamine từ 5 – 45 gam mỗi ngày trong sáu tuần được tiến hành. Kết quả là không có tác dụng phụ tiêu cực nào được báo cáo với liều lượng cao này.

Glutamine có thể an toàn khi sử dụng với liều lượng lên tới 40 gam mỗi ngày. Các tác dụng phụ về rối loạn tiêu hóa thường nhẹ bao gồm: đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt, ợ chua và đau dạ dày.

Nhìn chung, việc sử dụng các chất bổ sung trong thời gian ngắn có thể an toàn. Glutamine thường được người lớn sử dụng với liều 15-30 gam uống hàng ngày trong tối đa 12 tháng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên bắt đầu với liều vừa phải khoảng 5 gam mỗi ngày.

Nếu bạn ăn kiêng hay ăn chay, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm chứa Glutamine để cung cấp đủ cho cơ thể.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa là phổ biến nhất

4.2 Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Glutamine ở một số trường hợp đặc biệt

Nhìn chung, sử dụng Glutamine tương đối an toàn. Ngoài việc dùng quá liều, các trường hợp sau đây cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ:
  • Các triệu chứng của dị ứng glutamine bao gồm đau họng, ngứa, phát ban, nổi mề đay, chóng mặt và khó thở.
  • Ngoài ra, Glutamine có thể xảy ra tương tác và làm giảm tác dụng của một số loại thuốc như thuốc hóa trị ung thư và ức chế hệ thống miễn dịch. Những người đang điều trị bằng các thuốc này có thể xảy ra tác dụng không mong muốn.
  • Một số ít khác lại tăng nguy cơ co giật khi sử dụng axit amin này.
  • Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về chức năng não ở những người mắc bệnh gan tiến triển.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi bổ sung Glutamine. Vì tính an toàn của nó trong những trường hợp này chưa được nghiên cứu rõ ràng.
  • Có một sự nhạy cảm chéo giữa Glutamine và bột ngọt (MSG). Do cơ thể chuyển hóa Glutamine thành glutamate (bột ngọt).
Bạn chỉ nên tham khảo các thông tin này vì chúng không phải là những tư vấn y tế chính thức. Bởi vì tác dụng xảy ra có thể khác nhau tùy vào mỗi cá nhân. Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung mới nào hoặc nếu bạn lo lắng về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia.
Các vấn đề về gan nên đặc biệt lưu ý khi bổ sung Glutamine

5. Kết luận

Glutamine là chất nền của protein, các axit amin khác và glucose. Nó giúp ích cho chức năng đường ruột, chức năng miễn dịch và các quá trình khác, đặc biệt là khi cơ thể căng thẳng. Thịt và các thực phẩm từ động vật là nguồn Glutamine dồi dào nhất. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm chứa Glutamine nếu cần. Điều cần thiết là tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bắt đầu bổ sung Glutamine.

Hãy theo dõi Ovanic.vn để đón xem những bài viết mới nhất từ chúng tối nhé. Bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để biết thêm thông tin. Hy vọng bài viết này là hữu ích với bạn.

Nguồn tham khảo thông tin:

  • https://www.healthline.com/nutrition/glutamine
  • https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-878/Glutamine
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15149801/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3249386/
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Glutamine