Tổng hợp báo cáo chuyên ngành: Cách bổ sung collagen để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến, thường có triệu chứng ở tuổi 40 và 50 và xuất hiện hầu hết ở tuổi 80. Chỉ có một nửa số bệnh nhân thoái hóa khớp có triệu chứng sớm. Nó thường bắt đầu âm thầm tấn công các mô khớp từ rất lâu trước tuổi trung niên, đến khi phát hiện ra nó đã khá nặng.

Ảnh minh họa thoái hóa khớp

Hiện tại không có thuốc điều trị dứt điểm bệnh Thoái hóa khớp (OA). Tác dụng phụ  bởi các loại thuốc đều trị “ ngọn” hiện tại  đáng báo động. Do đó, các nỗ lực nghiên cứu đã tập trung vào các lựa chọn thay thế như bổ sung các dẫn xuất collagen. Qua các báo cáo chuyên ngành trong bài này. Hướng dẫn bạn chi tiết cách bổ sung collagen hiệu quả. Giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp xảy ra.

I. Giới thiệu về báo cáo

1. Tại sao collagen quan trọng đối với sức khỏe khớp?

Vì thoái hóa khớp là một bệnh đặc trưng bởi sự phá hủy từ từ của sụn khớp. Lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị tổn thương, mà một thành phần chính trong sụn là collagen. Nên người ta cho rằng việc bổ sung collagen thủy phân có thể tạo ra sự tổng hợp chất nền sụn. Bằng cách kích thích tế bào sụn, sau khi hấp thụ qua đường ruột sau đó di chuyển đến sụn khớp thông qua tuần hoàn máu (hình 2).

Ảnh mô tả tác động của Collagen đến khớp

2. Mục đích của báo cáo

Mục tiêu của báo cáo này là chia sẻ tổng quan về bệnh thoái hóa khớp. Kết hợp dẫn chứng các bài báo cáo khoa học đã được nghiên cứu. Về tác dụng của các dẫn xuất collagen trong quá trình sửa chữa viêm khớp và sụn. Mục đích hướng dẫn các phương pháp. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Các cách bổ sung collagen để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp.

II. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp

1. Định nghĩa và nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp

Định nghĩa:

Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có đặc điểm là nứt vỡ, hao mòn, mất sụn ở đầu các khớp. Đi kèm những biến dạng hình thể bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương).

Triệu chứng thường gặp là xuất hiện đau tăng dần, tăng lên sau vận động, cứng khớp kéo dài < 30 phút sau khi thức dậy buổi sáng. Viêm khớp và thỉnh thoảng có sưng khớp. Người bệnh cảm thấy nặng nề, kém linh hoạt có thể dẫn đến khó trong di chuyển.

Chẩn đoán dựa vào X-quang. Điều trị bao gồm các biện pháp vật lý, phục hồi chức năng, giáo dục bệnh nhân, và thuốc.

Căn nguyên của nó phần lớn chưa được rõ ràng, nhưng rất có thể là do nhiều yếu tố được kể đến như:

  • Lão hóa do tuổi tác,
  • Lao động nặng hoặc làm việc, sinh hoạt không đúng tư thế
  • Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp lên khớp.
  • Thừa cân/ béo phì tăng gánh nặng lên các đầu khớp
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
  • Di truyền từ gia đình mắc bệnh thoái hóa khớp,… .

Thoái hóa khớp là một vấn đề rất nan giải, không chỉ ở những người già mà ngày nay tỷ lệ thoái hóa khớp đang dần trẻ hóa.

2. Tác động của thoái hóa khớp đến sức khỏe

Thoái hóa khớp là căn bệnh gây đau đớn, tàn phế ảnh hưởng đến chất lượng sống. Và tiêu tốn hàng triệu đô la cho hàng ngàn bệnh nhân.

Ảnh minh họa cấu trúc khớp gối bị thoái hóa

Các phương pháp điều trị “ngọn “ viêm khớp hiện tại bao gồm acetaminophen. Thuốc chống viêm Non- steroid. Thuốc ức chế cyclooxygenase 2 (COX2) và tiêm axit hyaluronic hoặc steroid trong khớp. Tất cả thuốc này hiệu quả điều trị bệnh chưa được chứng minh, chúng chỉ có hiệu quả tạm thời. Đồng thời để lại cho bệnh nhân gánh nặng đau đớn về đường tiêu hóa sau khi dùng lâu dài.

III. Tổng quan về collagen và sức khỏe khớp

1. Vai trò của collagen trong cơ thể

Collagen xuất hiện trong cơ thể chúng ta với 70% của lớp hạ bì của làn da. 20% của xương, 50% của khớp, xấp xỉ 100% của giác mạc. Nó có nhiều vai trò đa dạng trong cơ thể được kể đến như:

  • Kết nối mạng lưới tế bào da giúp đàn hồi kích thích quá trình trao đổi chất. Làm mau lành vết thương
  • Tác động lên xương giảm tình trạng loãng xương, xốp xương
  • Là thành phần chủ yếu của sụn giúp các khớp linh hoạt. Giảm tình trạng cứng khớp, đau khớp.
  • Ứng dụng trong nha khoa với sản phẩm màng xương tự tiêu Geistlich Bio-Gide®

    Ảnh minh họa quy trình Tái tạo nha chu
  • Collagen cũng đóng vai trò kích thích trong việc thay thế tế bào da chết. Kích thích sản sinh nguyên bào sợi và dầy mật độ collagen giúp da căng, đàn hồi hơn.
  • Là thành phần chủ yếu trong lông, tóc, móng. Giúp các cấu trúc sừng bền vững, cải thiện tình trạng tóc mỏng yếu, giòn.
  • Giúp phát triển cơ bắp bằng cách tăng khối lượng, sức mạnh cơ, cũng như phục hồi cơ bắp trong thể thao .
  • Bổ sung Collagen đầy đủ sẽ tăng mức độ Cholesterol HDL tốt, đồng thời làm bền thành mạch.

2. Liên kết giữa collagen và sức khỏe khớp

90% sụn khớp đều là collagen. Và collagen chiếm 25% đến 35% hàm lượng protein toàn cơ thể. Nó chủ yếu được tìm thấy trong các mô sợi như gân, dây chằng, sụn và da của con người.

Liên kết giữa collagen và sức khỏe khớp

IV. Các phương pháp bổ sung collagen để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp

1. Bổ sung qua thực phẩm giàu collagen:

Có rất nhiều thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của bạn có chứa nhiều collagen. Các thực phẩm “vàng” này được kể đến như:

: Thịt cá cung cấp cho cơ thể lượng Protein, Omega 3, Lipid,…. Nhưng trong da cá, bong bóng cá, vẩy cá, xương cá nhãn cầu mới chứa lượng lớn Collagen tuýp I giúp hấp thu dễ dàng nhất. Vì vậy, nếu bạn muốn dùng thực phẩm để bổ sung collagen, hãy chọn loại cá mà bạn thực sự sẽ ăn hầu hết hoặc tất cả bộ phận đó. Chẳng hạn như cá mòi (rục xương). Ngoài ra snack da cá không tẩm ướt cũng là sự lựa chọn tốt cho bạn.

Nước hầm xương bò, heo, sụn gà: Nước hầm xương là một lựa chọn xứng đáng vì đây là nguồn cung cấp collagen loại I, III tuyệt vời. Thật thú vị, collagen của lợn gần giống với collagen của con người. Đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe để sửa chữa và củng cố da, vết thương và gân.

Ảnh mô tả nước hầm xương

Rau & Quả: Nếu quả ổi, việt quất, mâm xôi, dâu tây là trái cây yêu thích của bạn thì thật đáng mừng. Tất cả đều là một cách tuyệt vời để bổ sung vitamin C, một chất dinh dưỡng giúp cơ thể bạn tạo ra collagen. Đọc thêm bài Vitamin C để hiểu hơn về các loại thực phẩm này.

Nha đam: Được chứng minh là kích thích tổng hợp collagen. Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Da liễu cho thấy Nha Đam liều thấp làm tăng hàm lượng collagen trong lớp hạ bì của da.

2. Bổ sung bằng sản phẩm chức năng collagen

Các sản phẩm collagen hiện nay trên thị trường đa số có nguồn gốc từ động vật như da, xương, sụn của bò, gà, lợn, cá,…  Chúng chứa collagen loại I,II, III hoặc cả 3 loại trên cùng 1 sản phẩm. Tùy vào tính chất được chia thành 3 nhóm:

Nguồn gốc của collagen
  • Nhóm Collagen thủy phân: Còn được gọi là collagen hydrolyzate hay collagen peptide. được cắt nhỏ phân tử từ collagen. Là peptide có trọng lượng phân tử nhỏ (3-6 KDa), có tính sinh học rất cao. Thường được sử dụng khá nhiều làm thành phần trong các sản phẩm bổ sung làm đẹp.
  • Nhóm Gelatin: Tức collagen chỉ bị phân hủy một phần thành các axit amin. Ví dụ như kẹo dẻo và các loại bánh, đây không phải là cách tốt nhất để bổ sung collagen. Bởi vì nó đi kèm với một lượng đường, chất tạo hương vị kha khá. Và không hẳn kẹo dẻo, bánh nào cũng làm từ gelatin động vật chẳng hạn như thực phẩm thuần chay sẽ không chứa collagen. Gelatin thuần chay được làm từ agar-agar hoặc các nguồn gốc thực vật khác.
  • Nhóm Nguyên sơ: Ở dạng thô – protein collagen vẫn còn nguyên như da, sụn các động vât chưa qua xúc tác phân hủy. Điển hình nhất là thực phẩm trong căn bếp của bạn.

>>>Tham khảo thêm nhiều loại collagen trên Tại Đây

3. Một số sản phẩm chứa các thành phần giúp hấp thụ collagen tốt hơn

VITAMIN C

Không có Vitamin C, cơ thể không thể tổng hợp collagen. Chất chống oxy hóa này trở thành một đồng yếu tố thiết yếu trong quá trình tổng hợp collagen.

Ảnh minh họa Vitamin C dạng tổng hợp

Nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của Vitamin C trực tiếp kích hoạt DNA để điều chỉnh và duy trì lượng collagen giữa các tế bào. Tác dụng trực tiếp trong việc chống lão hóa.

Ngoài ra, các đặc tính chống oxy hóa của Vitamin C chống lại các gốc tự do và hỗ trợ quá trình tái tạo da. Giúp nhanh lành vết thương và làm trẻ hóa làn da.

Bạn nên tiêu thụ 75-90 mg Vitamin C mỗi ngày.

KẼM

Kẽm một thành phần trong quá trình sản xuất collagen, đóng một vai trò thiết yếu  tổng hợp collagen.

Khoáng chất này rất cần thiết để sửa chữa các tế bào khỏi sự hư hại. Thiếu kẽm làm giảm lượng collagen được tạo thành.

Nam giới nên dùng 11 miligam kẽm mỗi ngày và phụ nữ dùng liều là 8 miligam.

ĐỒNG

Đồng, một khoáng chất giúp sản xuất collagen. thiết yếu cho sự hình thành các tế bào hồng cầu, xương và mô liên kết.

Mặc dù đồng chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng nó là một khoáng chất thiết yếu và do đó không thể được tạo ra trong cơ thể. Nó cần được bổ sung bằng chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.

Người trưởng thành nên nạp khoảng 900 microgam đồng mỗi ngày.

SILICA

Silica là khoáng chất hỗ trợ cho sự chắc khỏe của xương. Giúp ngăn tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp. Khoáng chất này hỗ trợ sản xuất collagen, góp phần vào tính toàn vẹn cấu trúc và độ đàn hồi của da.

Ảnh minh họa kết hợp collagen và silica

Hàm lượng silica thấp có liên quan đến việc giảm sự phát triển của xương và mô liên kết. và có thể liên quan đến các dấu hiệu lão hóa da sớm. Người ta cũng lưu ý rằng việc tiêu thụ đủ lượng silica dưới dạng bổ sung dẫn đến tăng khối lượng và mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương. chứng tỏ silica cực kỳ có lợi cho sức khỏe mô và xương một cách tối ưu.

Để có xương chắc khỏe hơn, nên dùng 40 mg trong chế độ ăn uống.

AXIT AMIN (LYSINE, GLYCINE VÀ PROLINE)

Lysine, glycine và proline là ba axit amin cần thiết cho quá trình sản xuất collagen. Mặc dù cả ba axit amin đều quan trọng trong quá trình này, nhưng mỗi axit amin đều có những lợi ích riêng.

  • Proline cần thiết cho làn da và chữa lành vết thương,
  • Glycine giúp ngủ ngon, cân bằng lượng glucose trong máu và hỗ trợ sửa chữa gân khớp
  • Lysine cần thiết tổng hợp các mô liên kết và làm tăng sự phát triển của xương.

V. Các nghiên cứu mới nhất về tác dụng của collagen đối với giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp

1. Tổng quan về các nghiên cứu đã được tiến hành

Tổng cộng có 41 nghiên cứu đã được công bố về các dẫn xuất collagen trong viêm khớp và sửa chữa sụn cho đến nay. Nhưng được kể đến 25 nghiên cứu lâm sàng (bao gồm thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu quan sát và tổng quan hệ thống/phân tích tổng hợp), trong đó có 4 nghiên cứu tiêu biểu như :

Tổng hợp các nghiên cứu về collagen tác động đễn xương khớp
  • Van Vijven JPJ, Luijsterburg PAJ, Verhagen AP, van Osch GJVM, Kloppenburg M, Bierma-Zeinstra SMA. Điều trị triệu chứng và bảo vệ sụn bằng các dẫn xuất collagen trong viêm xương khớp: tổng quan hệ thống. Sụn ​​xương khớp. 2012; 20 :809–821.
  • Liu X, Machado GC, Eyles JP, Ravi V, Hunter DJ. Bổ sung chế độ ăn uống để điều trị viêm xương khớp: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp. Br J Sports Med. 2018; 52 :167–175.
  • García-Coronado JM, Martínez-Olvera L, Elizondo-Omaña RE, et al. Hiệu quả của việc bổ sung collagen đối với các triệu chứng viêm xương khớp: phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giả dược. Int chỉnh hình. 2019; 43 :531–538.
  • Bakilan F, Armagan O, Ozgen M, Tascioglu F, Bolluk O, Alatas O. Tác dụng của điều trị collagen loại II tự nhiên đối với viêm xương khớp gối: một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát. Á-Âu J Med. 2016;48 :95–101.

2. Kết quả nghiên cứu mới nhất về tác dụng của collagen đối với giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp

Trong hầu hết các thử nghiệm lâm sàng, thời gian điều trị thay đổi từ 3 đến 6 tháng. ngắn nhất là 1,4 tháng và dài nhất là 11 tháng. Một nghiên cứu thí điểm đã được tiến hành trong 42 ngày. Đánh giá hiệu quả của UC-II (10 mg/ngày) ở năm đối tượng nữ (58-78 tuổi) bị đau khớp nghiêm trọng. Kết quả giảm đau đáng kể bao gồm cứng khớp buổi sáng, cứng khớp sau thời gian nghỉ ngơi.

Thử nghiệm lâm sàng khác đánh giá tính an toàn và hiệu quả của Collagen tuýp II không biến tính (UC-II). so với sự kết hợp của glucosamine và chondroitin (G+C) trong điều trị viêm khớp gối. Kết quả chỉ ra rằng điều trị UC-II hiệu quả hơn dẫn đến giảm đáng kể tất cả các đánh giá sau 90 ngày;

Bảng So sánh hiệu quả UC-II với G+C
  • Điều trị bằng UC-II đã làm giảm 33% điểm WOMAC so với 14% ở nhóm được điều trị bằng G+C sau 90 ngày.
  • Các kết quả tương tự cũng thu được đối với điểm số theo thang điểm (VAS). Phương pháp điều trị UC-II làm giảm 40% điểm VAS sau 90 ngày so với 15,4% ở nhóm điều trị G+C.
  • Do đó, các đối tượng được điều trị bằng UC-II cho thấy sự cải thiện đáng kể trong các hoạt động hàng ngày. Cho thấy chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện

Các kết quả trên là 1 trong vô số kết quả cung cấp một cái nhìn tổng quan rõ ràng về kiến ​​thức hiện tại. từ các nghiên cứu tiền lâm sàng đến thực tế. Tác dụng của các dẫn xuất collagen đối với sụn khớp và giảm các triệu chứng ở bệnh nhân viêm khớp được đánh giá cao.

Bằng chứng hiện tại cho thấy việc bổ sung các dẫn xuất collagen như thành phần thực phẩm mỗi ngày. Có thể là một chiến lược điều trị hoặc hỗ trợ tiềm năng ở bệnh nhân viêm khớp.

VI. Cơ chế tác động của collagen đối với sức khỏe khớp

1. Cơ chế hoạt động của collagen trong cơ thể

Các sợi của Collagen hoạt động như một chất keo kết nối các tế bào, các mô của cơ thể với nhau trong cơ thể bạn: cơ, xương, gân, dây chằng, các cơ quan và da. Collagen chính là một loại protein, chiếm khoảng 25% tổng lượng protein của cơ thể chúng ta.

2. Liên kết giữa cơ chế tác động của collagen và giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp

Cho đến nay, có hơn 60 nghiên cứu khoa học (in vitro, in vivo, lâm sàng và sinh khả dụng) về hiệu quả trong việc giảm tổn thương collagen. Đau khớp và xói mòn (viêm xương khớp), giảm mật độ xương (loãng xương) và lão hóa da.

Việc bổ sung collagen và các chất hỗ trợ tái tạo mô sụn vào mô hoạt dịch làm tăng sinh tế bào sụn. Và sản xuất protein ngoại bào sụn (COMP, collagen loại II và proteoglycan). Cũng như một cytokine chống viêm (IL-10 ) và giảm điều hòa các cytokine tiền viêm (IL-1β và TNF-α). Có thể cơ chế này có thể góp phần tạo ra sự tái tạo mô và điều chỉnh giảm tình trạng viêm trong viêm khớp.

VII. Lời khuyên cho người tiêu dùng về cách sử dụng collagen để giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp

Sản phẩm collagen nào là tốt nhất để bổ sung cho khớp

Dạng collagen được cấp bằng sáng chế là collagen loại II không biến tính (UC-II) để hỗ trợ sức khỏe khớp.

Người ta đã báo cáo rằng một lượng nhỏ (40 mg/ngày). Được cho là có tác dụng bằng cách tạo ra một quá trình. Được gọi là dung nạp qua đường miệng cuối cùng sẽ thu hút hệ thống miễn dịch vào việc sửa chữa sụn khớp. Điều chỉnh sức khỏe khớp . Hiệu quả ở cả viêm khớp và viêm khớp dạng thấp. UC-II đã được đề xuất như một chất bổ sung an toàn và hiệu quả cho sức khỏe khớp cho cả người và động vật.

Các bước hấp thu UC-II

Liều lượng và cách sử dụng collagen

Các loại bổ sung collagen phổ biến nhất bao gồm:

  • Collagen thủy phân: Có nguồn gốc từ bò (gia súc), hải sản, gia cầm, lợn và các nguồn khác. Đây là dạng bổ sung collagen phổ biến nhất vì nó có thể được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Collagen thủy phân có sẵn ở dạng viên nang hoặc dạng bột, và một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 2,5-15 gam mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả cho sức khỏe của da, xương và tóc.
  • Collagen không biến tính ( Collagen tuýp II): Chiết xuất từ ​​sụn gà. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 10-40 mg collagen không biến tính mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể sức khỏe khớp.
  • Gelatin: Có nguồn gốc từ động vật và chủ yếu được sử dụng để nấu ăn như một thành phần trong món tráng miệng. Gelatin có thể được trộn trong nước sốt, súp, sinh tố và các thực phẩm khác để tăng cường protein collagen.

Mỗi dạng bào chế, mỗi hãng thực phẩm sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau. Bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm của bạn xem nó chứa hàm lượng bao nhiêu / 1 liều dùng mỗi ngày hoặc tham khảo các chuyên gia của Ovanic để có liều phù hợp cho riêng bản thân bạn.

Nếu bạn đang tìm cách bổ sung collagen vào chế độ ăn uống của mình, có nhiều cách bạn có thể sử dụng:

Bạn có thể dùng nó dưới dạng viên nén hoặc viên nang, dạng lỏng hoặc dạng bột. Ngày nay các hãng thực phẩm ngày càng cải tiến sản phẩm của mình cụ thể là các sản phẩm dưới dạng lỏng, bột làm cho nó dễ uống hơn, ngon miệng hơn, thơm vị trái cây hơn. Và vì nó có khả năng hòa tan cao nên bạn có thể trộn nó vào cà phê, trà, sinh tố và các loại thực phẩm khác.

VIII. Kết luận

Bạn có thể biết một số người lớn tuổi (ông bà, cô dì chú bác hoặc bạn bè của gia đình bạn) lo lắng về việc xương của họ yếu đi. Bạn thậm chí có thể biết ai đó gặp khó khăn khi đi lại vì họ bị gãy xương do loãng xương. Bạn có thể nghĩ rằng đây là điều mà chỉ những người lớn tuổi mới cần lo lắng.

Nhưng bạn có thể hành động ngay bây giờ. Để giúp đảm bảo rằng khi bạn già đi, xương của bạn vẫn khỏe mạnh nhất có thể. Có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng bao gồm canxi, vitamin D, acid amin, khoáng chất và collagen. Hoạt động thể chất nhiều và có những thói quen tốt cho sức khỏe ngay bây giờ. Có thể giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.

Hy vọng rằng nghiên cứu đang diễn ra và trong tương lai sẽ làm rõ hơn cách collagen thủy phân có thể sử dụng nhiều trong các ứng dụng lâm sàng, y sinh học cũng như cho việc thay thế ghép da trong điều trị bỏng, mạch máu, giác mạc và dây chằng.

Hãy thường xuyên theo dõi Ovanic để cập nhật những bài viết về nghiên cứu, báo cáo mới từ các chuyên gia của chúng tôi nhé.