Tìm hiểu về Vitamin C là gì, tác dụng và cách bổ sung

Vitamin C là gì? Tìm hiểu về đặc tính, công dụng, nguồn bổ sung hiệu quả

Vitamin C là gì? Nó có tác dụng gì đối với sức khỏe và sắc đẹp? Tại sao rất nhiều thực phẩm bổ sung đều có nó?

Thật ra vitamin C là loại Vitamin không thể thiếu trong cơ thể, nó giúp duy trì các hoạt động sinh lý, miễn dịch cho cơ thể. Nhưng cơ thể chúng ta lại không tổng hợp được nó. Do đó, Vitamin C phải được cung cấp bởi ngoại sinh với số lượng cần thiết mỗi ngày. Vậy Vitamin C là gì, tại sao nó quan trọng? Hãy cùng Ovanic tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu về Vitamin C

1.1. Vitamin C là gì

Vitamin C (tên tiếng anh  là Ascorbic Acid) là vitamin tan trong nước, được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa. Nó được phân lập lần đầu tiên vào năm 1928, bởi nhà hóa sinh người Hungary.

Không giống như động vật. Con người không thể tổng hợp vitamin C. Chúng ta chỉ có thể bổ sung ngoại sinh hoặc từ thức ăn. Cơ thể cần vitamin C để chức năng sinh lý hoạt động bình thường.

Ảnh minh họa Vitamin C là gì
Ảnh minh họa định nghĩa Vitamin C

1.2. Tác dụng của Vitamin C

Vitamin C có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể và sức khỏe, dưới đây là các tác dụng chính của nó:

  • Tác dụng chống oxy hóa mạnh: Vitamin C giúp cải thiện nhiều vấn đề trên da làm cho da sáng, đều màu và có sức sống hơn.

Vidu: Nếu bạn muốn tăng sức đề kháng, đẹp da, điều hòa huyết áp thì bạn có thể bổ sung thêm Vitamin C bằng cách uống 500-1000mg/ngày, uống vào buổi sáng hoặc trưa, sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu ăn uống khoa học đủ dinh dưỡng thì đa số cơ thể sẽ đủ Vitamin C trong các khẩu phần ăn.

  • Nó kích thích hoạt động tuyến thượng thận, tuyến yên, hoàng thể, cơ quan tạo máu.
  • Giúp phân hủy protein ở các vị trí viêm như ở khớp. Ở phổi (COPD)

Vidu: Người ta sử dụng sản phẩm bổ sung Vitamin C để hỗ trợ điều trị đối với các bệnh nhân mắc bệnh Gút.

  • Nó giúp giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm nặng ở người cao tuổi. Ở liều Vitamin C 500 mg/ngày kết hợp với beta caroten, vitamin E  và kẽm oxyd và oxyd đồng (đề phòng thiếu máu).
  • Tác dụng chống oxy hóa và phòng ngừa bệnh tật: Nó có tác dụng bảo vệ cấu trúc tế bào tránh bị tổn thương hữu ích trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau bao gồm bệnh truyền nhiễm, ngăn ngừa ung thư.

Ví dụ: Việc tiêu thụ đủ lượng vitamin C hàng ngày có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời hỗ trợ quá trình phòng ngừa các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, và các bệnh mãn tính khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, và bệnh thận.

  • Tác dụng tăng cường miễn dịch và kháng khuẩn: Nó cần thiết cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau phẩu thuật.

Ví dụ: Trong trường hợp nhiễm trùng cơ thể bạn bị nhiễm trùng, vitamin C có thể giúp tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch, như tế bào bạch cầu, giúp chúng phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi và điều trị bệnh tốt hơn.

  • Tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm và cảm lạnh: Việc bổ sung Vitamin C giúp cơ thể phòng các bệnh cảm vặt, rút ngắn thời gian mắc cảm cúm. Giúp ích cho bệnh nhân hen suyễn và các bệnh dị ứng khác nhờ giảm nồng nộ Histamin.
  • Tác động của Vitamin C đến xương và răng: Nó giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, sắt. qua đó giúp xương, răng chắc khỏe
  • Tác động đến máu và mạch máu: Vitamin C phối hợp với Rutin làm bền thành mạch ngăn ngừa xuất huyết xảy ra, tăng hấp thu Sắt giảm tình trạng thiếu máu.
Ảnh minh họa về vai trò của Vitamin C
Ảnh minh họa tác dụng làm đẹp của Vitamin C

1.3. Nếu thiếu Vitamin C thì cơ thể sẽ phản ứng như thế nào?

Nếu thiếu Vitamin C, cơ thể của chúng sẽ gặp rất nhiều vấn đế về sức khỏe như sau:

Đối với trẻ em nếu thiếu Vitamin C dễ dẫn đến kém phát triển xương dẫn đến còi xương, chậm lớn. Với trẻ còn bú mẹ dễ bị chảy máu dưới màng xương, chảy máu dưới da, làm chậm lành vết thương.

Đối với người trưởng thành: tình trạng thiếu Vitamin lâu dài dễ gây bệnh scorbut với biểu hiện viêm lợi, chảy máu chân răng, xuất huyết từng đốm. Tăng sừng hóa ở nang lông, lông cơ thể uốn thành hình xoắn ốc, da sần sùi. chậm lành vết thương, đau và sưng khớp, yếu xương. Chảy máu nướu răng và yếu răng. Thiếu máu thiếu sắt. Hệ miễn dịch suy giảm.

Sự thiếu hụt Vitamin C cũng thường xảy ra ở nhóm đối tượng hút thuốc lá do giảm hấp thụ và tăng sử dụng chất dinh dưỡng trong cơ thể. Và nhóm đối tượng mang thai hoặc đang cho cho con bú vì tăng nhu cầu sử dụng Vitamin C.

Ảnh minh họa về thiếu Vitamin C

Dấu hiệu khi cơ thể thiếu Vitamin C

Khi tình trạng thiếu hụt kéo dài dẫn đến suy yếu cấu trúc collagen dẫn đến xuất huyết diện rộng như chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, rụng răng, thiếu máu,…

>>> Tìm hiểu chi tiết về collagen là gì

2. Các loại Vitamin C và nguồn gốc

Nguồn gốc

Các dạng chủ yếu của vitamin C như Acid ascorbic và các muối calci ascorbat, natri ascorbat.

Bệnh thiếu vitamin C được biết đến năm 1550 trước Công Nguyên. Đến năm 1928 mới tách được một chất có tính acid của bệnh Scorbut, acid ascorbic được tổng hợp vào năm 1933.

Phân loại:

Trên thị trường xuất hiện 2 dạng: Vitamin C tự nhiên và tổng hợp

Vitamin C trong tự nhiên (L- ascorbic): dễ tìm thấy do tính phong phú đa dạng ở trái cây, rau quả và ở nguồn từ động vật. Hàm lượng có trong thực phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố như: cây giống, điều kiện đất đai, khí hậu, thời gian thu hái, điều kiện bảo quản, phương pháp chế biến.  lượng có thể thay đổi, nó dễ dàng bị hao hụt và mất đi ở điều kiện tự nhiên hay do quá trình đun nấu.

Vitamin C tổng hợp (Acid ascorbic) được sử dụng rộng rãi dưới dạng viên nén, viên nang, gói Vitamin, nước uống hoa quả với hàm lượng được tính toán chính xác và độ ổn định cao, được mang tên Thực phẩm chức năng hay sản phẩm bổ sung . Trên thị trường xuất hiện nhiều dạng hợp chất thành phần với vitamin C như :

  • Ascorbyl palmitate: là dạng tá dược chất chống oxy hóa vai trò là chất ổn định trong sản xuất dược phẩm cũng như mỹ phẩm.
  • Calcium ascorbate: là dạng muối của acid ascorbic, có khoảng 10% canxi theo khối lượng, thường có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng
  • Magnesium ascorbate: dạng khoáng chất sử dụng trong các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, giảm tình trạng chuột rút khi mang thai.
  • Sodium ascorbate: là một chất điều chỉnh độ acid được sử dụng trong thực phẩm bổ sung
  • Ascorbyl glucoside (Vitamin C gốc đường): Thường thấy trên mỹ phẩm vai trò như một chất chống oxy hóa  lành tính ít gây kích ứng da sử dụng cho làn da nhạy cảm, tăng tác dụng của kem chống nắng.

Đặc điểm và ưu điểm của Vitamin C tổng hợp:

Ảnh mô tả Vitamin C dạng tổng hợp
Ảnh minh họa Vitamin C dạng tổng hợp

Vitamin C tổng hợp, còn được gọi là acid ascorbic tổng hợp, là một dạng của vitamin C được sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Dưới đây là những đặc điểm và ưu điểm của vitamin C tổng hợp:

Đặc điểm:

  • Vitamin C tổng hợp là một dạng vitamin C hoàn toàn tổng hợp, không có nguồn gốc tự nhiên. dưới dạng một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C6H8O6.
  • Vitamin C tổng hợp có cùng cấu trúc và hoạt tính sinh học như vitamin C tự nhiên (tồn tại trong các loại rau quả).
  • Đây là một chất bột trắng hoặc tinh thể màu trắng, không mùi hoặc có mùi nhẹ.

Ưu điểm:

  • Vitamin C tổng hợp có khả năng bảo quản tốt hơn và có độ ổn định cao hơn so với vitamin C tự nhiên.
  • Giá thành rẻ hơn so với vitamin C tự nhiên.
  • Độ ổn định cao hơn, có thể được lưu trữ lâu hơn mà không mất tính chất dinh dưỡng.
  • Dễ dàng sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng.
  • Độ hoạt tính của vitamin C tổng hợp cũng tương đương với vitamin C tự nhiên.

Hàm lượng của vitamin C tự nhiên dễ bị giảm đi do các yếu tố nội tại của thực phẩm. Các yếu tố vật lý khác như ánh sáng, nhiệt độ cao, các men oxy hóa, các kim loại. Nên hầu hết các vitamin trên thị trường đều  “nhân tạo” về mặt công thức hóa học tương tự bền vững hơn. Dễ dàng được tổng hợp từ tinh bột ngô và phân hủy nó bằng nhiệt, enzym, aceton và acid clohydric .

3. Những nguồn cung cấp Vitamin C cho cơ thể con người

Nguồn cung cấp Vitamin C rất quan trọng vì nó giúp cơ thể có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy việc bổ sung Vitamin C đúng nguồn và đủ là điều cần thiết. Sau đây là các nguồn bổ sung chính:

Ảnh minh họa Vitamin C
Vitamin C có nhiều trong rau củ quả

Vitamin C dễ dàng được tìm thấy trong các loại trái cây như:

  • Ổi: là loại trái cây có quanh năm ở nước ta trong 100g ổi chứa khoảng 228mg vitamin C.
  • Ớt chuông: Ớt chuông rất giàu vitamin C. Đặc biệt là ớt chuông đỏ với mỗi 100g chứa 128 mg vitamin C.
  • Đu đủ: là trái cây quen thuộc. Hàm lượng vitamin C có trong quả này là khoảng 61 mg tương ứng với mỗi 100g đu đủ. Đặc biệt, quả vùng nhiệt đới này còn có chứa men papain. Papain hỗ trợ cho hệ thống men hấp thu các dưỡng chất từ thực phẩm  bạn bổ sung mỗi ngày.
  • Dâu tây: trong mỗi 152g dâu tây sẽ có 59 mg vitamin C. Có 1 nghiên cứu gần 30 người cho ra kết quả ăn dâu tây đông lạnh hàng ngày. Sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Cam: Trung bình trong 1 quả cam sẽ có 45mg vitamin C. các loại quả có múi khác cũng sẽ có thể giúp bạn bổ sung vitamin này. Ví dụ như nửa quả bưởi sẽ cung cấp khoảng 44mg vitamin C cho 100g, 1 quả quýt cung cấp khoảng 24mg trong 100g quýt.
  • Súp lơ: chứa hàm lượng khoảng 48mg cho mỗi 100g. Cách chế biến tốt nhất là luộc và hấp, vì nấu kỹ quá sẽ mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có.
Hàm lượng vitamin c có trong thực phẩm
Hàm lượng vitamin c có trong các loại thực phẩm

Bên cạnh các loại hoa quả, rau xanh. Khi chế biến, bảo quản sẽ mất đi hàm lượng vitamin C vốn có. Bạn có thể tăng cường bổ sung Vitamin C từ thực phẩm chức năng . Được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín, xuất xứ rõ ràng. Nhằm đưa lượng vitamin C vào cơ thể một cách chủ động. Ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra.

4. Liều lượng Vitamin C cần thiết cho cơ thể con người

4.1. Liều lượng và phương pháp sử dụng Vitamin C phù hợp với nhu cầu cơ thể

Vitamin C dễ dàng hấp thu sau qua đường tiêu hóa. Liều lượng khuyến nghị của Hoa Kỳ dùng mỗi ngày với từng nhóm tuổi cụ thể như sau:

  • Liều lượng dùng mỗi ngày cho trẻ từ 1- 3 tuổi: 15mg, trẻ từ 3- 8 tuổi: uống 25mg, trẻ từ 9-13 tuổi: 45mg, trẻ vị thành niên 14-18 tuổi: 75 mg với nam, và 65mg với nữ
  • Người lớn trên 19 tuổi: 90 mg với nam và 75mg với nữ, người lớn tuổi từ 51 tuổi trở lên nhu cầu sử dụng cao hơn và giảm hấp thu nên dùng 100-120mg mỗi ngày
Lượng Vitamin C được Khuyến nghị trong Chế độ ăn uống
Lượng Vitamin C được Khuyến nghị trong Chế độ ăn uống

Những trường hợp đặc biệt cách dùng như sau:

  • Người hút thuốc lá bổ sung thêm 35 mg
  • Phụ nữ mang thai nên dùng 85mg mỗi ngày, phụ nữ cho con bú nên dùng 120mg mỗi ngày

Lưu ý:

  • Hấp thu vitamin C ở dạ dày – ruột có thể giảm ở người đang có bệnh về tiêu hóa.
  • Nên bổ sung vitamin C sau bữa ăn sáng là hợp lý vì dùng buổi tối có thể gây khó ngủ
  • Dùng khi bụng đói có thể gây xót và kích thích dạ dày
  • Dùng liều cao dạng viên sủi lâu ngày dẫn đến sỏi thận do kết tủa oxalat

4.2. Các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng quá liều Vitamin C

Tuy là dạng Vitamin tan trong nước hầu hết được đào thải qua nước tiểu. Nhưng sử dụng quá liều ngoài ảnh hưởng đến việc hấp thu. Dẫn đến nhiều tác dụng bất lợi như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Cảm giác khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn và đau bụng
  • Sỏi thận, tăng huyết áp do sử dụng viên sủi gây lắng động lâu ngày kết tủa oxalat
  • Phụ nữ mang thai uống liều cao trong thời gian dài, gây tăng nhu cầu vitamin C của thai nhi. Và gây bệnh Scorbut cho trẻ.
FNB đã thiết lập các UL cho vitamin C
FNB đã thiết lập các UL cho vitamin C nó áp dụng cho cả lượng thức ăn và thực phẩm bổ sung

>>>> Xem chi tiết Lượng tham khảo chế độ ăn uống cho Vitamin C, Vitamin E, Selen và Carotenoid

4.3. Sử dụng Vitamin C đường tiêm

Thường vitamin C được dùng hầu hết ở dạng uống. Tình trạng kích ứng dễ xảy ra khi dùng dạng này. Chỉ những trường hợp rất đặc biệt mới dùng đường tiêm. Tốt nhất nên tiêm bắp. Nếu lạm dụng tiêm liều cao có thể gây tan máu. Đặc biệt cho nhóm người thiếu G6PD.

6. Kết luận

Vitamin C là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Do vậy bạn cần cung cấp đủ vitamin C nhưng phải chú ý sử dụng sao cho an toàn, hợp lý. Ngoài việc sử dụng thực phẩm có chứa vitamin C bạn có thể kết hợp thêm các thực phẩm chức năng. Ngoài ra bạn nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thể thao. Để cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Vitamin C là một chất khử mạnh nên có thể làm ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm. Dựa trên phản ứng oxy hóa- khử. Và sự acid hóa nước tiếu khi dùng chung ảnh hưởng đến bài tiết của các thuốc khác. Để mang lại hiệu quả cao nhất, người bệnh nên báo với bác sĩ về tất cả các sản phẩm đang sử dụng. trước khi bắt đầu dùng Vitamin C. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, người bệnh không tự ý sử dụng. Thay đổi liều lượng, ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc đang sử dụng nào mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hy vọng bài viết này hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Giúp bạn hiểu được Vitamin C là gì? Các loại Vitamin C và tác dụng của chúng như thế nào. Để duy trì một sức khỏe tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminC-HealthProfessional/
  • https://sciprofiles.com/profile/53449
  • https://doi.org/10.3390/nu5082860
  • https://sciprofiles.com/profile/72377
  • https://sciprofiles.com/profile/50704
Bác Sĩ Lan Hương
Đã duyệt nội dung
Bình luận (0 bình luận)