Bạn đã bao giờ nghe đến collagen và vai trò của nó đối với hệ tim mạch của chúng ta chưa? Collagen được biết đến là một nhân tố quan trọng giúp hệ tim mạch cơ thể ta luôn khỏe mạnh và ít bị bệnh tật. Ngoài ra, nó còn có nhiều công dụng trong lĩnh vực làm đẹp, đặc biệt là tăng độ đàn hồi da, nuôi dưỡng làn da sáng mịn, rạng ngời. Vậy collagen và tim mạch có mối quan hệ như thế nào? Cách collagen giúp tăng sức khỏe hệ tim mạch chúng ta như thế nào? Hãy cùng Ovanic tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về collagen và vai trò của nó đối với sức khỏe tim mạch
1.1. Giới thiệu khái quát về Collagen
Collagen được coi là thành tố quan trọng trong quá trình giúp cơ thể xây dựng các khối xương, da, cơ, gân và các dây chằng. Bên cạnh đó, Collagen cũng được phát hiện trong nhiều bộ phận cơ thể như mạch máu, giác mạc và răng. Nó được coi như là bộ phận kết dính giữ các bộ phận này với nhau. Collagen được tìm thấy ít nhất hơn 16 loại và được chia làm 4 nhóm chính là I, II, III và IV. Cụ thể:
- Collagen loại I: Đây là loại collagen chiếm tới 90% lượng collagen trong cơ thể và được cấu thành từ các sợi dày đặc. Chúng có tác dụng trong việc cung cấp cấu trúc cho da, xương, gân, sụn sợi, mô liên kết và răng.
- Collagen loại II: Đây là loại collagen xuất hiện chủ yếu trong sụn đàn hồi, có công dụng làm đệm cho khớp.
- Collagen loại III: Đây là loại collagen có công dụng trong việc hỗ trợ cấu trúc của cơ, động mạch và cơ quan.
- Collagen loại IV: Đây là loại collagen xuất hiện chủ yếu trong các lớp da.
Collagen sẽ được tiết ra ít hơn với chất lượng thấp hơn khi cơ thể con người chúng ta già đi. Dấu hiệu dễ nhận biết cho điều này là người tuổi càng cao làn da kém săn chắc và mềm mại. Sụn cũng yếu dần theo năm tháng.
1.2. Vai trò của Collagen với sức khỏe tim mạch
Đối với tim mạch, collagen có vai trò vô cùng quan trọng giúp cho hệ tim mạch của bạn trở nên khỏe mạnh. Dưới đây sẽ là một số công dụng cụ thể của thành tố này đối với hệ tim mạch:
- Một phần của tim mạch là các mô liên kết và collagen đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng khỏe mạnh. Collagen giúp cho các mô liên kết cứng cáp hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm tại nơi các mô này gắn kết với nhau.
- Collagen còn giúp ích trong việc cải thiện độ co dãn của các mạch máu và làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Khi độ co dãn của mạch máu tốt hơn, lưu lượng máu được cuốn vào tim cũng tăng, đồng thời huyết áp cũng sẽ giảm xuống. Điều này giúp cho tim hoạt động hiệu quả hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Cuối cùng, collagen còn có tác dụng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
Do vậy, thông qua vai trò quan trọng của collagen đối với sức khỏe tim mạch, việc bổ sung collagen đã trở thành một phương pháp phổ biến trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
2. Các nghiên cứu liên quan đến sự tương quan giữa collagen và tim mạch
Vấn đề tương quan giữa collagen và tim mạch đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới. Dưới đây là một số nghiên cứu về vấn đề này mà bạn có thể tham khảo để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
2.1. Nghiên cứu “Effect of Collagen Tripeptide on Atherosclerosis in Healthy Humans”
Nghiên cứu được đăng tải lên trên Thư viện Y khoa Quốc gia vào ngày 1 tháng 5 năm 2017. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của việc quản lý CTP (Collagen tripeptide) đối với sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch ở những người khỏe mạnh. CTP hay là collagen tripeptide là thực phẩm chức năng có hàm lượng cao Gly-XY tripeptide có nguồn gốc từ collagen.
Kết quả nghiên cứu chorằng CTP góp phần ngăn ngừa và điều trị chứng xơ vữa động mạch ở người khỏe mạnh (UMIN000018525).
2.2. Nghiên cứu “Aging and the cardiac collagen matrix: Novel mediators of fibrotic remodelling”
Nghiên cứu được công bố trên National Library of Medicine vào tháng 4 năm 2016. Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của collagen trong quá trình phát triển tim mạch và cách mà nó ảnh hưởng đến các bệnh lý tim mạch, bao gồm suy tim.
Nghiên cứu cho thấy rằng collagen là một thành phần quan trọng trong việc tạo thành và bảo vệ cấu trúc của tim mạch. Nó giúp đảm bảo tính cơ đàn hồi và khả năng co bóp của tim mạch. Tuy nhiên, sự thay đổi collagen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, bao gồm cả suy tim. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các tế bào trong tim mạch có khả năng sản xuất collagen. Việc thay đổi trong quá trình sản xuất và giải phóng collagen có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch.
2.3. Nghiên cứu “The role of collagen in arterial stiffening”
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation Research vào ngày 25 tháng 3 năm 2005. Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của collagen trong sự cứng động mạch và các hệ quả của nó đối với sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy rằng collagen, đặc biệt là collagen loại I và III, là thành phần chính của mô liên kết trong thành mạch. Sự tích tụ collagen trong thành mạch sẽ dẫn đến sự tăng độ cứng động của mạch, khiến cho huyết áp tăng và sức khỏe tim mạch bị ảnh hưởng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các biện pháp như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và sử dụng thuốc giảm huyết áp có thể giảm thiểu sự tích tụ collagen trong thành mạch và giảm sự cứng động của mạch.
3. Cơ chế tác động của collagen đến sức khỏe tim mạch
Cơ chế tác động của collagen đến sức khỏe tim mạch được nghiên cứu và phát hiện dưới các khía cạnh dưới đây:
- Giảm độ cứng của động mạch: Collagen có tác dụng tạo ra một kết cấu chắc chắn giúp động mạch giữa được hình dạng và độ bền trong quá trình truyền dịch. Do vậy, động mạch sẽ trở nên dễ dàng bị co rút và cứng hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Tăng độ đàn hồi của tĩnh mạch: Collagen là thành phần giúp tĩnh mạch có thể co giãn và giãn ra theo tần số nhịp tim. Khi không được cung cấp đủ collagen, tĩnh mạch sẽ không có đủ đàn hồi. Và việc đó dẫn đến việc quá trình lưu thông máu gián đoạn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Giảm tỷ lệ các mảng bám và tắc nghẽn động mạch: Nhờ vào khả năng giảm tỷ lệ các mảng bám và tắc nghẽn động mạch, collagen giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm mức viêm trong máu.
- Tăng khả năng hình thành collagen mới: Khả năng này giúp tăng cường sự linh hoạt và đàn hồi của các mô liên kết, bao gồm cả các mô liên kết trong tim.
4. Những thực phẩm giàu collagen giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Collagen xuất hiện trong rất nhiều thực phẩm trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, việc cần nhận biết các nguồn thực phẩm này không phải ai cũng biết. Dưới đây là nguồn thực phẩm giàu collagen mà chúng tôi tổng hợp được.
4.1. Thực phẩm từ động vật
Đối với thực phẩm đến từ động vật, các dòng thực phẩm chứa nhiều collagen rất thân thuộc với thực phẩm dùng hàng ngày của chúng ta. Cụ thể:
- Thịt lợn: Thịt heo có chứa nhiều collagen, đặc biệt ở mảnh thịt có nhiều gân và sụn. Ngoài ra, trong da lợn có chứa một lượng lớn chất glycine-chất giúp cơ thể tổng hợp nhiều collagen hơn. Theo một số nghiên cứu, trong 100g da lợn có chứa 11,919 mg glycine.
- Thịt gà: Trong thịt gà có chứa rất nhiều mô liên kết, đặc biệt là phần ức và lườn gà. Những nơi này là nơi tập trung nhiều collagen. Và có nghiên cứu đã phát hiện rằng cổ và sụn gà là nguồn cung cấp chính thường dùng trong việc điều trị xương khớp.
- Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm chứa rất nhiều collagen. Ngoài ra, hàm lượng chất béo omega-3 trong cá hồi có thể ngăn ngừa mất nước giữa các lớp da, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen.
- Trứng gà: Trong màng vỏ và lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều collagen. Ngoài ra, trứng gà còn có những chất thúc đẩy quá trình sản sinh collagen như vitamin B, vitamin E, axit amin và lưu huỳnh.
4.2. Thực phẩm từ thực vật
Bên cạnh nguồn collagen từ động vật, bạn cũng có thể bổ sung collagen hoặc thúc đẩy quá trình sản sinh ra collagen tự nhiên trong cơ thể bằng các thực phẩm từ thực vật. Dưới đây là một số nguồn thực phẩm từ thực vật mà các bạn nên biết:
- Trái cây có múi: Trong các trái cây có múi có chứa rất nhiều vitamin C. Vitamin C là một chất đóng vai trò chính trong quá trình sản xuất pro-collagen, một tiền chất của collagen.
- Các loại quả mọng: Thực phẩm này có thể kể đến như dâu tây, việt quất, mâm xôi,…Đây là những loại quả chứa hàm lượng vitamin C cao hơn họ nhà cam. Bên cạnh đó, axit ellagic trong các loại quả này có vai trò cần thiết giúp cơ thể ngăn ngừa sự phân hủy collagen do tia cực tím gây ra.
- Trái cây nhiệt đới: Điển hình cho thực phẩm này là xoài, kiwi, dứa và ổi. Đặc biệt, ổi là loại quả chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe bao gồm chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali, mangan,…Kẽm và đồng bên trong quả ổi là các thành phần đóng góp cho quá trình chuyển hóa collagen.
- Tỏi: Tỏi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có thể kể đến như chất xơ, vitamin A, B1, B2, C, B9, kẽm, natri, mangan,…đặc biệt là selen. Selen là một khoáng chất vi lượng và có vai trò quan trọng giúp làm chậm quá trình lão hóa. Điều đó gián tiếp làm lượng collagen sinh ra được ổn định, không bị giảm nhanh theo tuổi tác.
- Những loại rau có màu xanh đậm: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau xanh là một loại thực phẩm chứa nhiều collagen. Ngoài ra, nó cung cấp dồi dào chất xơ và vi chất cho cơ thể.
5. Cách chế biến thực phẩm để tăng cường hàm lượng collagen
Với mỗi loại thực phẩm khác nhau, chúng ta sẽ có các cách chế biến khác nhau nhằm tối ưu hóa hàm lượng collagen có trong thực phẩm thô. Dưới đây, Ovanic sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản trong việc chế biến với 2 nhóm thực phẩm từ động vật và thực vật.
5.1. Chế biến thực phẩm từ động vật
Dưới đây là một số cách chế biến thực phẩm từ động vật để tăng hàm lượng collagen:
- Nấu canh xương: Nấu canh xương bằng cách sử dụng xương động vật (như gà, heo hoặc bò) là một cách tuyệt vời để tăng hàm lượng collagen trong khẩu phần của bạn. Khi nấu canh xương, collagen từ xương sẽ tan vào nước, tạo thành gelatin tự nhiên, cung cấp một lượng lớn collagen cho cơ thể.
- Luộc hoặc hầm thịt: Sử dụng các phương pháp nấu ăn như luộc hoặc hầm (ít nhất 3 tiếng) giúp giữ lại các dưỡng chất trong thịt. Việc nấu lâu sẽ giúp tách collagen từ xương, sụn và da, từ đó, làm món ăn sẽ trở nên mềm và giàu collagen hơn.
- Nấu canh thủy, hải sản: Để bổ sung collagen cho cơ thể, nhiều người lựa chọn các loại thủy, hải sản như cá, ngao, ốc,…để chế biến món ăn cho bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng hàm lượng collagen trong thịt nạc của cá thường ít hơn so với các bộ phận khác như sụn, đầu hay mắt. Do vậy, khi chế biến món ăn, bạn nên nấu canh cá hoặc hầm nguyên con để bổ sung lượng collagen tối ưu cho cơ thể.
5.2. Chế biến thực phẩm từ thực vật
Dưới đây là một số cách chế biến các loại thực vật để tăng cường bổ sung collagen cho cơ thể.
- Làm nước ép từ trái cây mọng nước: Bạn có thể sử dụng các loại trái cây mọng nước, giàu vitamin C như cà chua, dâu tây, cam,…để ép lấy nước uống. Đặc biệt, khi chế biến nước ép, bạn có thể cho thêm các thành phần bổ sung như vitamin C, các chế phẩm collagen,…để thúc đẩy khả năng sản sinh collagen tự nhiên trong cơ thể.
- Làm sinh tố Kiwi: Đây là loại trái cây có vị chua chua xen lẫn chút ngọt thanh tự nhiên, chứa hàm lượng vitamin C, vitamin E và collagen cao. Khi lựa chọn kiwi làm sinh tố, bạn nên chọn các quả tươi, chín. Sau đó, tiến hành lột vỏ, cắt lát và bỏ vào máy xay để tạo ra một cốc sinh tố tươi ngon, có thể dùng ngay lập tức.
6. Các cách bổ sung collagen cho cơ thể để tăng cường sức khỏe tim mạch
Các chuyên gia của Ovanic xin chia sẻ với các bạn 2 phương pháp chính giúp bổ sung collagen cho cơ thể như sau:
6.1. Sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng collagen
Đối với người lớn tuổi, khả năng hấp thụ và sản xuất collagen ngày một giảm đi. Hơn thế nữa, collagen từ động vật cũng như thực vật có kết cấu phân tử tương đối lớn gây khó khăn cho việc hấp thụ. Do vậy, ta cần phải sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung collagen song song với việc ăn uống.
>>> Bạn có thể tham khảo và mua collagen chính hãng giá tốt tại Ovanic.vn.
Collagen trong các sản phẩm chức năng được điều chế dạng phân tử nhỏ, thuận lợi cho quá trình hấp thụ của cơ thể. Việc bổ dùng thực phẩm chức năng thường xuyên, hàng ngày giúp cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ lượng collagen thiết yếu. Tuy nhiên, các bạn cần sử dụng vừa đủ theo khuyến cáo, tránh lạm dụng sẽ gây lãng phí, đào thải ra ngoài.
6.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng cường cung cấp collagen cho cơ thể
Hiện nay, thực phẩm chứa nhiều collagen cũng như các chất nhằm thúc đẩy quá trình sản sinh và giảm nguy cơ phân hủy collagen rất phong phú. Do vậy, chúng ta có thể có rất nhiều lựa chọn để điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng cường lượng collagen cung cấp cho cơ thể.
Cụ thể như tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu collagen, uống nước trái cây thay vì các dòng nước giải khát độc hại,…Các bạn cần lưu ý cách chế biến đối với từng loại thực phẩm để đảm bảo lượng dinh dưỡng tốt nhất cho thực phẩm đó. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống với các thực phẩm phù hợp sẽ giúp cơ thể bạn luôn luôn được cung cấp đủ collagen và luôn khỏe mạnh.
7. Tổng kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về collagen và tim mạch cũng như cách collagen giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà Ovanic muốn truyền tải tới các bạn. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm và bổ sung collagen cho cơ thể. Nếu các bạn thấy hữu ích, hãy thường xuyên theo dõi Ovanic.vn để biết thêm những bài viết thú vị hơn nhé!
Nguồn thông tin tham khảo
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5429168/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4945757/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20852040/