Những bệnh không nên uống collagen

Những bệnh không nên uống collagen [Chuyên gia khuyến cáo]

Bạn có biết rằng, có một số căn bệnh sẽ phát triển nặng hơn nếu người bệnh tự ý bổ sung collagen. Vậy những tình trạng ấy là gì? Dưới đây là danh sách 14 bệnh mà theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia y tế, nên hạn chế hoặc không nên sử dụng collagen.

Những bệnh không nên uống collagen
Những bệnh không nên uống collagen

Trước khi đi tìm hiểu về những bệnh không nên uống collagen. Bạn hãy tìm hiểu về Collagen là gì và tác dụng của nó đối với sức khỏe và sắc đẹp.

Quá mẫn cảm với động vật biển

Hầu hết các loại collagen hiện nay đều chiết xuất từ cá (collagen thủy phân từ cá). Những sản phẩm chứa collagen từ cá thường vẫn giữ nguyên các kháng nguyên của cá.

Những kháng nguyên này khi kích thích người mẫn cảm với động vật biển sẽ tạo phản ứng dị ứng. Kết quả là cơ thể xuất hiện các triệu chứng mẩn ngứa, sưng tấy, tiêu chảy… Thậm chí, một số người có phải ứng dị ứng mạnh với hải sản có thể xuất hiện sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm.

Bệnh sỏi thận

Những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận do canxi oxalat nên cân nhắc bổ sung collagen peptide. Bởi lẽ, trong collagen peptide có chứa một loại acid amin tên hydroxyproline. Loại acid amin này có thể điều chỉnh lượng phân tử canxi oxalat trong hệ thống bài tiết. Từ đó, các phân tử này tích tụ nhiều trong thận, ống thận hoặc bàng quan và hình thành các viên sỏi.

Tuy nhiên, trường hợp bạn bắt buộc phải uống collagen thì hãy điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau xanh hơn. Đặc biệt, luôn đảm bảo lượng nước bổ sung vào cơ thể luôn khoảng từ 2 lít trở lên.

Những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận do canxi oxalat nên cân nhắc việc bổ sung collagen peptide
Những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận do canxi oxalat nên cân nhắc việc bổ sung collagen peptide

Bệnh táo bón

Tình trạng táo bón có thể nặng hơn nếu người dùng tự ý bổ sung quá liều collagen. Nguyên nhân là do collagen vốn là một loại protein, dạ dày hoạt động nhiều hơn để phân hủy các phân tử collagen khi không có chất xơ, chất trơn sẽ khiến phân “cứng” hơn. Kết quả là tình trạng táo bón sẽ trầm trọng hơn do dùng thêm collagen.

Bệnh gan

Những người mắc xơ gan, gan nhiễm mỡ không nên bổ sung collagen ngoại sinh từ thực phẩm chức năng. Nguyên nhân là do các bệnh ở gan thường khiến chức năng gan suy giảm. Trong khi đó, các phân tử amino acid sau khi dạ dày tổng hợp từ collagen ngoại sinh sẽ được chuyển đến gan.

Nếu lượng amino acid này quá tải, gan phải hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa, lưu trữ chúng. Kết quả là tình trạng gan đang tổn thương sẽ ngày càng tệ hơn.

Những người mắc xơ gan, gan nhiễm mỡ không nên bổ sung collagen ngoại sinh từ thực phẩm chức năng
Những người mắc xơ gan, gan nhiễm mỡ không nên bổ sung collagen ngoại sinh từ thực phẩm chức năng

Bệnh trầm cảm

Collagen thủy phân có thể khiến một loại acid amin tên tryptophan giảm mạnh. Khi loại acid amin này giảm đi, lượng serotonin cũng giảm theo. Từ đó, tâm trạng của người dùng sẽ dần chuyển sang lo lắng, bồn chồn và thường xuyên cáu kỉnh.

Mụn trứng cá

Collagen có thể mang lại những cải thiện rất tích cực đối với người bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, collagen có chiết xuất từ động vật hay được thêm các chất phụ gia như chất chống đông thì lại dễ gây mụn.
Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng những chất hóa học vốn có sẵn trong động vật nuôi nhốt hoặc được thêm vào làm chất phụ gia sẽ ảnh hưởng đến nội tiết. Kết quả là gây bít tắc lỗ chân lông và da xuất hiện mụn trứng cá.

Bị mụn trứng cá không nên uống Collagen
Bị mụn trứng cá không nên uống Collagen

Bệnh tiêu chảy

Người đang mắc tiêu chảy có hệ tiêu hóa đang tổn thương. Chính vì thế, collagen sẽ không thể hấp thu vào cơ thể trọn vẹn. Đồng thời, dạ dày và ruột non sẽ phải làm việc nhiều hơn trong trạng thái “yếu ớt” để hấp thu collagen. Kết quả là tình trạng tiêu chảy sẽ tồi tệ hơn.

Bệnh loét dạ dày

Collagen có thể gây ra khó chịu và khó tiêu hóa đối với người bị bệnh dạ dày và tá tràng. Nguyên nhân là do dạ dày phải làm việc nhiều hơn, co bóp mạnh hơn và tiết acid nhiều hơn để phân tách collagen thành các amino acid. Trong khi đó, dạ dày bị loét rất dễ bị tổn thương bởi acid dịch vị. Acid dịch vị càng tăng để tiêu hóa collagen thì vết loét càng trậm trọng hơn.

Bệnh về thận

Một lượng nhỏ collagen thủy phân không được cơ thể hấp thu sẽ phải thải ra ngoài. Nếu lượng collagen “thừa” này quá lớn, thận sẽ hoạt động nhiều hơn để lọc bỏ số collagen này. Điều này hoàn toàn gây hại đối với những người đang mắc suy thận – vốn chức năng thận đang suy giảm.

Bệnh gout

Collagen vốn là một loại protein. Trong khi đó, những người mắc gout phải giảm tiêu thụ protein để tránh tạo ra nhiều acid uric. Các acid uric sẽ đọng tại các khớp gây tổn thương, đau đơn cơ xương khớp.

Bị bệnh gút không nên uống collagen
Bị bệnh gút không nên uống collagen

Bệnh trĩ

Collagen thường gây tác dụng phụ là khó tiêu, táo bón. Hai triệu chứng trên hoàn toàn không có lợi cho người bệnh trĩ. Táo bón sẽ khiến phân có kích thước lớn, tạo áp lực lên búi trĩ. Từ đó, trĩ sẽ càng ngày nặng hơn.

Rối loạn điện giải – tăng canxi máu

Collagen peptide có trọng lượng phân tử thấp nên dễ làm tăng mức canxi trong máu đáng kể. Hiện tượng tăng canxi máu sau khi uống collagen có thể do chiết xuất collagen từ hải sản. Khi canxi máu tăng, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau xương, táo bón, mệt mỏi…

Bệnh ung thư

Protein collagen có nguy cơ gây kích thích tế bào ung thư phát triển bằng cách cung cấp dinh dưỡng cho chúng. Từ đó, khối u tăng sinh nhanh chóng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Bị bệnh ung thư không nên uống collagen
Bị bệnh ung thư không nên uống collagen

Bệnh biếng ăn

Collagen thường gây đầu bụng do quá trình acid dịch vị phá hủy cấu trúc collagen. Quá trình này khiến dạ dày tích nhiều khí. Từ đó, người đang bị biếng ăn, ăn không ngon miệng sẽ càng không hứng thú ăn uống, sức khỏe giảm sút.

Tìm hiểu thêm:

Kết luận

Nhìn chung, collagen không phải là hoạt chất mà ai cũng có thể tự ý bổ sung. Có rất nhiều căn bệnh cần phải tránh xa việc uống collagen. Hãy là người tiêu dùng thông minh, cần tìm hiểu kỹ càng về những trường hợp hay bệnh lý không nên dùng collagen và biết mình có nên uống collagen không nhé!

Mong rằng những thông tin khuyến cáo tại bài viết này từ chuyên gia của chúng tôi sẽ hữu ích dành cho bạn trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về việc bổ sung collagen này. Hãy theo dõi Ovanic.vn thường xuyên để cập nhật những bài viết mới về kiến thức và kinh nghiệm từ các chuyên gia của chúng tôi nhé.

Đã duyệt nội dung

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *