Vitamin C có tác dụng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương một cách hiệu quả
Chấn thương là một rủi ro khó tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Bất kì ai cũng sẽ bị mắc phải chấn thương. Do đó việc phục hồi sau chấn thương là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo các chức năng của cơ thể được phục hồi tốt nhất và tránh những biến chứng về sau. Trong số đó, vitamin C được biết đến là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi sau chấn thương một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng Ovanic theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt những thông tin cần biết về việc vitamin C có tác dụng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương và những lời khuyên hữu ích dành cho người bị chấn thương.
1. Những nguyên nhân bị chấn thương
Chấn thương là một sự tác động mạnh đột ngột gây tổn thương cho các mô trong cơ thể. Nó có thể xảy ra bởi sự va chạm mạnh, té ngã, chơi thể thao… Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến chấn thương, gồm có:
- Va đập, va chạm mạnh: Đây là một trong số những nguyên nhân chính gây chấn thương. Đặc biệt thường gặp trong các trường hợp tai nạn giao thông.
- Té ngã: khi cơ thể té ngã có thể dẫn đến chấn thương do lực tác động trực tiếp lên cơ thể. Đặc biệt các vùng dễ chấn thương như: đầu, khớp và các xương.
- Thể dục, thể thao cường độ cao: Các hoạt động thể dục, thể thao (chạy, nhảy, bóng đá, bóng chuyền, võ thuật, thể hình…) có thể gây ra chấn thương do dùng lực tác động mạnh hoặc tập luyện sai tư thế.
- Bệnh lý: một số bệnh lý như loãng xương, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout,…cũng là nguyên nhân làm giảm sức khỏe và độ bền của xương, khớp. Từ đó tăng nguy cơ xảy ra chấn thương.
- Công việc nặng nhiều nguy cơ: Các nghề nghiệp lao động nặng nhiều rủi ro gây chấn thương như xây dựng, khai thác mỏ đá, khuân vác,…luôn tiềm ẩn với các nguy cơ gây chấn thương do tai nạn trong lúc làm việc.
- Ngoài ra, một số nguyên nhân gián tiếp có thể gây chấn thương: stress, mất ngủ, ăn uống thiếu chất khiến cơ thể mệt mỏi, mất khả năng tập trung khi làm việc. Từ đó dễ dẫn đến chấn thương trong lúc làm việc hay khi chơi thể thao.
2. Tầm quan trọng của việc phục hồi chấn thương sớm
- Phục hồi sau chấn thương là quá trình cần thiết giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và các chức năng sau khi bị chấn thương. Việc phục hồi chấn thương sớm là điều rất quan trọng để giảm sự đau đớn kéo dài, rút ngắn thời gian phục hồi. Từ đó giúp giảm chi phí điều trị và nhanh chóng trở về cuộc sống thường ngày.
- Việc phục hồi sớm còn giúp giảm thiểu tối đa các biến chứng và các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý. Các biến chứng ít nhiều có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bị chấn thương.
- Nếu không được phục hồi đúng cách, người bị chấn thương có thể gặp phải các vấn đề như giảm các chức năng cơ bản của cơ thể, cảm giác đau, sưng, tê liệt gây khó chịu. Lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý như loãng xương, nhược cơ, teo cơ, liệt cơ….
Vì vậy, việc phục hồi chấn thương sớm và đúng cách là rất quan trọng. Bên cạnh đó bạn cần lưu ý kết hợp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng như đạm, canxi, vitamin C có tác dụng hỗ trợ sau chấn thương và nhanh phục hồi.
3. Một số nghiên cứu mới nhất về mối liên hệ giữa Vitamin C và tác dụng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương
- Một nghiên cứu được tiến hành ở người sau khi phẫu thuật khớp gối. Khi được bổ sung vitamin C mỗi ngày 1 gram duy trì trong vòng 50 ngày kết quả cho thấy vitamin C giúp tăng tốc độ phục hồi và giảm đau hơn.
- Một nghiên cứu khác ở những người tập thể dục đã cho thấy rằng việc cung cấp vitamin C có tác dụng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương bằng cách giảm sưng và giảm đau tại chỗ chấn thương. Đồng thời, vitamin C còn hỗ trợ tăng tốc độ phục hồi.
- Ngoài ra, một số nghiên cứu ở động vật cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin C giúp giảm thiểu tổn thương mô và rút ngắn thời gian phục hồi.
>>> Tìm hiểu thêm: Vitamin c là gì? vai trò của nó đối với sức khỏe
4. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương như thế nào?
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương nhờ vào các cơ chế sau:
- Tăng sản xuất collagen: Collagen được biết đến là một protein quan trọng tham gia trực tiếp vào quá trình phục hồi tổn thương. Đồng thời, vitamin C cũng là một yếu tố cần thiết hỗ trợ quá trình sản sinh collagen. Từ đó, giúp cơ thể tăng khả năng tái tạo các mô và cơ quan bị tổn thương. Tìm hiểu chi tiết collagen là gì.
- Tăng sức đề kháng: chấn thương sẽ khiến sức khoẻ cơ thể suy giảm và khi đó cần sự hỗ trợ của hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập. Vitamin C là một chất chống oxy hóa và có khả năng tăng cường sức đề kháng. Nó giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
- Giảm viêm: Viêm là một phản ứng thường gặp khi cơ thể bị tổn thương. Vitamin C có tác dụng giảm viêm bằng cách ức chế sự hình thành các chất gây viêm (histamine và prostaglandin).
- Tăng hấp thu sắt: Chấn thương có thể làm giảm lượng sắt trong cơ thể. Vì thế bổ sung vitamin C giúp cơ thể tăng hấp thu sắt từ thực phẩm và cung cấp sắt cho cơ thể.
- Tuy nhiên, vitamin C chỉ có tác dụng hỗ trợ phục hồi chứ không thể thay thế hoàn toàn các liệu pháp điều trị chuyên môn. Nếu bạn gặp phải chấn thương, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài vitamin c thì các sản phẩm collagen có chứa collagen type 1 và mucopolysaccharides, cũng có tác dụng sẽ hỗ trợ trong quá trình phục gân, dây chằng sau các chấn thương. Nó giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe sự giẻo dai của gân, hỗ trợ phục hồi các trường hợp bị tổn thương gân.
Nếu bạn quan tâm tời việc bổ sung collagen, bạn có thể xem giá collagen cập nhật mới nhất 11/2024 tại danh mục collagen của ovanic.vn.
5. Cách bổ sung Vitamin C hiệu quả giúp hỗ trợ phục hồi sau chấn thương
5.1. Bổ sung bằng thực phẩm chứa nhiều vitamin C
5.1.1 Trái cây
- Các loại trái cây họ cam, chanh (cam, chanh, bưởi…): đây được xem là nhóm thực phẩm giàu vitamin C và phổ biến nhất. Trung bình mỗi một quả cam, chanh, bưởi chứa khoảng 46 – 90mg vitamin C.
- Sơ ri: trong 100g sơ ri chứa khoảng 1.677,5 mg vitamin C. Đây là một con số rất lớn thuộc top thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao nhất.
- Ổi: với hàm lượng vitamin C cao hơn gấp 3-4 lần so với các loại quả khác. Trong 100g cung cấp khoảng 228,3 mg vitamin C.
- Kiwi: trong 100g kiwi cung cấp khoảng 92 mg vitamin C.
- Đu đủ: Mỗi 100g đu đủ có chứa lượng vitamin C khoảng 62 mg. Ngoài ra, đu đủ còn có tác dụng bổ máu và chống viêm rất tốt cho việc phục hồi sau chấn thương.
- Vải thiều: trong 100g quả vải có khoảng 71,5 mg vitaminn C.
- Dâu tây: Trong 100g chứa khoảng 58,9 mg vitamin C và các chất chống oxy hóa có lợi cho việc phục hồi chấn thương.
- Xoài: Trong 100g xoài có chứa khoảng 36,5 mg vitamin C
5.1.2 Rau củ
- Cải xoăn: cung cấp cho cơ thể rất nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi. Trong mỗi lá cải xoăn cung cấp khoảng 80,5 mg vitamin C.
- Cải Brussels: Trong 100g cải brussels chứa khoảng 85 mg vitamin C
- Bông cải xanh: trong 100g bông cải xanh cung cấp hàm lượng vitamin C khoảng 89,2 mg. Ngoài bổ sung vitamin C, bông cải xanh còn hỗ trợ ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh lý tim mạch và ung thư.
- Rau bina (cải bó xôi, rau chân vịt): mỗi 100g cung cấp lượng vitamin C khoảng 28.2 mg.
- Cần tây: trong 100g cần tây cung cấp khoảng 150 mg vitamin C
- Ớt chuông vàng: Trong 100g ớt chuông vàng cung cấp lượng vitamin C khoảng 183.5 mg.
- Rau ngót: đây được xem là loại rau có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong 100g rau ngót chứa khoảng 185mg vitamin C
- Cà chua: 100g cà chua chứa khoảng 23,5 mg vitamin C
Tóm lại, bổ sung vitamin C có tác dụng hỗ trợ sau chấn thương và giúp nhanh phục hồi. Nếu bạn đang trong thời gian phục hồi sau chấn thương bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm kể trên. Từ đó, xây dựng một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
>>> Xem nhiều thực phẩm giàu vitamin c khác
5.2. Bổ sung bằng thực phẩm chức năng Vitamin C
Trong một số trường hợp chấn thương bạn sẽ gặp một số vấn đề khó khăn. Ví dụ như bạn không đủ thời gian để thực hiện bổ sung thực phẩm chứa vitamin C. Hoặc gặp vấn đề trong việc bổ sung bằng nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Khi đó bạn cần phải sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C. Vì đây là một lựa chọn tiện lợi và đem lại hiệu quả cao. Vì đó được xem là một cách giúp tăng cường nồng độ vitamin C trong cơ thể. Nó sẽ giúp cơ thể bổ sung một cách nhanh chóng. Đặc biệt khi bạn đang trong quá trình phục hồi sau chấn thương.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm chức năng Vitamin C. Những sản phẩm đó đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Chúng thường được bào chế ở dạng viên uống, kẹo nhai, bột pha, nước uống. Với các hàm lượng vitamin C khác nhau, phổ biến là 500 mg và 1000 mg. Nhu cầu bổ sung vitamin C của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Vì thế bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Tuy nhiên, bạn nhớ tìm hiểu kỹ các thông tin sản phẩm trước khi sử dụng. Cẩn thận hơn bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Hoặc các chuyên gia dinh dưỡng mà bạn biết trước khi bổ sung. Điều đó giúp đem lại sự an toàn và đạt được hiệu quả cao.
Ví dụ: Một số thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C phổ biến hiện nay và được nhiều người tin dùng: Viên uống Blackmores Bio C 1000mg (Úc), bột Emergen-C 1000mg (Mỹ), viên uống Puritan’s Pride C 500mg (Mỹ)…
6. Những lời khuyên hữu ích cho người bị chấn thương
Nếu bạn đang trong tình trạng bị chấn thương, Ovanic xin chia sẻ một số lời khuyên hữu ích bên dưới giúp bạn phục hồi nhanh chóng hơn.
6.1 Sử dụng các phương pháp điều trị
- Nghỉ ngơi: bạn cần nghỉ ngơi đủ thời gian để cơ thể nhanh phục hồi, tránh đi lại hay vận động mạnh ở những vùng chấn thương.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu hoặc tập luyện nhẹ sẽ hỗ trợ tốt trong việc phục hồi chấn thương. Những bài tập phù hợp sẽ giúp cho các cơ và khớp trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những bài tập có cường độ phù hợp với tình trạng chấn thương của mình.
- Sử dụng phương pháp chườm lạnh: chườm lạnh liên tục từ 15-20 phút giúp bạn giảm sưng vùng chấn thương.
- Sử dụng phương pháp chườm nóng: Sau khi chườm lạnh để giảm sưng. Bạn có thể chườm nóng đồng thời nâng cao vùng chấn thương để giúp máu lưu thông và giảm đau tốt hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây đau và sưng. Khi gặp chấn thương bạn cần hạn chế những hành động gây đau hoặc tác động trực tiếp vào vùng bị chấn thương.
6.2 Xây dựng chế độ ăn khi bị chấn thương
- Kết hợp chế độ ăn uống: Bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày để giúp cơ thể mau phục hồi. Trong số đó, vitamin C được coi là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống hằng ngày hoặc sử dụng thêm các thực phẩm chức năng chứa vitamin C.
- Uống đủ nước: đây là điều bạn nên làm cả khi bị chấn thương hay khi bình thường. Việc uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể duy trì độ ẩm mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
- Bổ sung đạm và collagen: chế độ ăn giàu chất đạm và collagen giúp cơ thể rút ngắn được thời gian phục hồi.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng: đây là một ý kiến sáng suốt cho bạn. Vì khi bạn chấn thương, bạn cần biết cần bổ sung những thực phẩm gì vào cơ thể. Việc này giúp cho quá trình phục hồi chấn thương hiệu quả hơn.
7. Một số phương pháp khác hỗ trợ phục hồi sau chấn thương hiệu quả
Phương pháp giúp phục hồi sau chấn thương khác như:
- Dựa vào chấn thương của bệnh nhân tuỳ vào mức độ nặng nhẹ. Chúng ta sẽ tập thể dục và vận động nhẹ nhàng. Việc này giúp cho cơ thể chúng ta phục hồi nhanh hơn. Lưu ý, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không nên tập thể dục quá mức.
- Nạp thực phẩm giàu đạm vào cơ thể. Chất đạm là một chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho quá trình phục hồi. Bệnh nhân bị chấn thương cần bổ sung thực phẩm giàu đạm cho cơ thể. Một số thực phẩm như thịt, cá, đậu, hạt, trứng, sữa…
- Bổ sung chất khoáng cho cơ thể. Ví dụ như canxi, kẽm, sắt rất cần thiết cho quá trình phục hồi sau chấn thương. Một số thực phẩm chứa khoáng chất như hải sản, hoa quả, rau xanh.
- Điều trị vật lý trị liệu như nhiễu điện xoa bóp, chườm nóng lạnh để giúp giảm đau. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường lưu thông máu và chất dinh dương đến khu vực bị thương. Thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương diễn ra hiệu quả hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ là lựa chọn tiên quyết cho quá trình phục hồi. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi đầy đủ để giảm thiểu căng thẳng và áp lực.
- Tránh một số tác nhân gây hại như thuốc lá, cồn, chất kích thích. Vì khi cơ thể không tiếp xúc với các chất này sẽ có lợi ích lớn hơn. Lợi ích đó chính là giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Đồng thời giảm được nguy cơ tái phát chấn thương.
- Chúng ta cần tham khảo ý kiến các chuyên giá trong lĩnh vực này. Việc này giúp cho chúng ta hiểu rõ về chấn thương mắc phải. Đồng thời hỗ trợ phục hồi sau chấn thương theo cách an toàn và hiệu quả nhất.
8. Kết luận
Tóm lại, việc phục hồi sau chấn thương là rất quan trọng. Việc phục hồi để giúp cơ thể trở lại trạng thái bình thường và tránh những biến chứng sau này. Đồng thời cũng không thể phủ nhận việc vitamin C có tác dụng hỗ trợ phục hồi sau chấn thương. Ngoài ra nó còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng rất hiệu quả.
Vitamin C là yếu tố cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Vitamin C còn có tác dụng kháng viêm. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường sản xuất collagen. Bên cạnh việc tăng tốc độ phục hồi hỗ trợ cải thiện sức khoẻ sau chấn thương.
Bạn chọn bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm dồi dào vitamin C. Hoặc chúng ta bổ sung bằng các thực phẩm chức năng vitamin C. Đó đều là những cách bổ sung đơn giản, dễ thực hiện. Việc bổ sung này để giúp cơ thể rút ngắn thời gian chóng phục hồi sau chấn thương. Vì thế bạn nên liên hệ với các bác sĩ hoặc chuyên gia của Ovanic để nắm bắt thêm thông tin về vitamin C. Những thông tin đó chính là liều lượng và cách sử dụng vitamin C. Thông tin này rất quan trọng trong quá trình phục hồi sau chấn thương. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo sự an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Vitamin_C
- https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-c-foods
- https://www.webmd.com/diet/features/the-benefits-of-vitamin-c