Vitamin C và công dụng chống lại các tác nhân gây ung thư

Vào những năm 1970, những nghiên cứu đầu tiên đã đánh giá tác dụng của vitamin C liều cao đối với căn bệnh ung thư. Kể từ đó đến nay, đã có vô số nghiên cứu thực hiện để phân tích tác động của vitamin C đối với việc ngăn ngừa và tiến triển của ung thư. Tuy nhiên, công dụng này của vitamin C hiệu quả đến đâu? Có những nghiên cứu thực tiễn nào? Dưới đây, Ovanic sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề xoay quanh loại vitamin C cần thiết cho cơ thể này nhé!

Tầm quan trọng của việc phòng chống ung thư

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 30 – 50% các trường hợp ung thư đều có thể phòng ngừa được. Theo Madeline Drexler – Trường Đại học Harvard, trong vài năm tới, ung thư sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.

Phòng ngừa ung thư khiến căn bệnh này không có cơ hội tiếp cận bạn

Thực tế, căn bệnh ung thư vốn dĩ là những tế bào bất bình thường trong cơ thể, vì một nguyên nhân nào đó mà bắt đầu phát triển “không phanh”. Sự phát triển này không có trật tự hay “chết đi theo quy trình” như các tế bào bình thường xung quanh. Qua thời gian, khối u phát triển, phát tán vào những vùng cơ thể lành lặn khác. Cuối cùng là cơ thể suy yếu, các chức năng của cơ quan không thể hoạt động được.

Căn bệnh ung thư kể từ những phát hiện đầu tiên đã cho thấy nỗi “ám ảnh” với không ít người. Mặc dù vậy, cũng không ít nghiên cứu cho thấy rằng, ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Việc phòng chống ung thư sớm sẽ giúp bạn giảm các chi phí điều trị như hóa xạ trị, phẫu thuật. Tất nhiên, cũng chẳng ai muốn mình rơi vào trường hợp đứng trước “cửa sinh tử” với một căn bệnh hiểm ác như ung thư.

Hai cách phòng ngừa ung thư đó là thực hiện chế độ sinh hoạt và tiêm vaccin. Một lối sống lành mạnh, ít tiếp xúc khói thuốc, bụi bẩn, chất độc là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung hay ung thư tinh hoàn do HPV có thể phòng ngừa nhờ vaccin.

[get_code_wall ]

Những nguyên nhân gây ung thư

Nguyên nhân cốt lõi gây ra ung thư hiện nay vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, không ít nghiên cứu cho thấy các tác động từ môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào. Thậm chí, WHO đã có một kế hoạch toàn cầu để kiểm soát các bệnh không lây nhiễm (trong đó có ung thư) bằng cách giảm các tác yếu tố rủi ro. Những yếu tố này được tìm thấy là tác động chính liên quan đến sự phát triển không ngừng của tỷ lệ ung thư.

Thuốc lá

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi hiện nay

Trung bình, trong khói thuốc lá có hơn 7000 chất hóa học khác nhau. Ít nhất 250 chất trong số đó được biết là chất độc. 69 số chất được tìm thấy là tác nhân gây ung thư. Trong một thống kê, ung thư phổi đã lấn át tất cả các bệnh ung thư khác trong thế kỷ 20 tại Mỹ do mức tiêu thụ thuốc lá tăng 54 điếu một năm vào năm 1900 lên 4345 vào năm 1963.

Trên toàn thế giới, hút thuốc lá là yếu tố rủi ro hàng đầu đối với tỷ lệ tử vong do ung thư lên đến 8 triệu người mỗi năm. Gần 80% trong tổng 1,1 tỷ người hút thuốc trên thế giới sống ở những nước thu nhập trung bình và thấp.

Ô nhiễm môi trường

Không khí ô nhiễm là một trong các yếu tố gây ung thư

Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, không khí và thực phẩm đang ngày càng gia tăng. Nhất là ô nhiễm không khí xuất hiện tại các thành phố lớn. Người ta ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời góp phần làm 4,2 triệu ca tử vong sớm trên khắp thế giới năm 2016. Trong số đó, 6% ca tử vong là do ung thư phổi.

Bên cạnh đó, gần 4 triệu người chết sớm do những căn bệnh mà nguyên nhân chính là từ ô nhiễm không khí trong quá trình nấu ăn từ nhiên liệu hóa dầu và rắn. Ô nhiễm nước uống, thực phẩm cũng góp phần khiến tình trạng ung thư ngày một gia tăng.

Những chất độc từ nghề nghiệp

Amiang là chất làm tăng nguy cơ ung thư

Những chất độc do quá trình sản xuất, chế biến có thể là nguyên nhân góp phần gây ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ nhân quả của ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, ung thư bàng quang.

Ví dụ, những người đầu bếp có thời gian tiếp xúc với khói bếp từ củi, gas có nguy cơ tăng mắc ung thư da và ung thư phổi hơn. Những người mắc ung thư trung biểu mô phần lớn là do tiếp xúc với chất amiăng trong công việc.

Không hoạt động thể chất, các yếu tố béo phì, chế độ ăn uống

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư

Tình trạng thừa cân, béo phì có liên quan mật thiết đến nhiều loại ung thư. Theo một báo cáo năm 2019 tại The Lancet Public Health, trọng lượng cơ thể dư thừa tại Mỹ chiếm tới 60% số ca mắc ung thư thận. 17% người bị ung thư tuyến tụy và 11% ung thư tuyến tụy đa tủy cũng bị béo phì (số liệu năm 1014).

Tại Mỹ, tỷ lệ mắc ung thư tăng đáng kể ở thanh niên bị béo phì. Với mỗi thế hệ trẻ kế tiếp, tỷ lệ mắc ung thư lại cao hơn thế hệ trước.

Nhiễm trùng

Viêm gan có thể dẫn đến ung thư

Có thể bạn ít được nghe nói đến, nhưng các bệnh gây nhiễm trùng cũng có thể gây ung thư. Điển hình như viêm gan. Các vùng gan bị viêm dù sau điều trị vẫn để lại tổn thương. Về lâu dài, nguy cơ ung thư tăng cao. Virus ở người (HPV) phải chịu trách nhiệm tới 25% trường hợp ung thư cổ tử cung ở những nước có thu nhập trung bình và thấp.

Bức xạ

Tác hại của tia UV đối với cơ thể

Tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với các loại bức xạ ion làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ác tính, điển hình như bạch cầu, ung thư. Các bức xạ không chỉ đơn thuần xuất hiện trong các nhà máy điện hạt nhân, phòng chụp x quang. Thay vào đó, tia bức xạ cực tím (UV) từ mặt trời là nguyên nhân chính.

Tia cực tím từ mặt trời cũng là nguyên nhân chính gây ung thư da. Bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư hắc tố… Ngoài tia cực tím từ mặt trời, các thiết bị điện tử, thiết bị nhuộm da, thiết bị làm khô gel móng… cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc ung thư da rất cao.

Những nghiên cứu mới về mối quan hệ giữa Vitamin C và vai trò chống lại các tác nhân gây ung thư

Kể từ thời điểm năm 1970, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, vitamin C có vai trò quan trọng trong việc làm giảm tác nhân gây ung thư. Về tổng quan, điều này có thể là do vitamin C là một chất chống oxy hóa. Những phân tử chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do sinh ra do chất độc trong cơ thể.

Nghiên cứu đầu tiên năm 1970

Những nghiên cứu khoa học đầu tiên về ung thư

Những nghiên cứu đầu tiên đã đánh giá tác dụng của vitamin C liều cao đối với bệnh nhân ung thư. Thí nghiệm ban đầu, 50 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối được dùng kết hợp truyền tĩnh mạch và uống vitamin C liều cao (5 – 45g/ngày). Quá trình uống không có kết hợp với hóa trị.

Một số ít bệnh nhân có phản ứng có lại về thu nhỏ khối u và giảm sự phát triển của khối u (8/50 bệnh nhân). Trong khi đó, có 3 trường hợp tổn thương xuất huyết và hoại tử khối u. Bên cạnh đó, những tác dụng có lợi khác cũng được tìm thấy. Cụ thể là vitamin C làm giảm đau tại vị trí khối u hoặc vị trí di căn xương, giảm cổ trướng, vàng da, tiểu máu. Thí nghiệm cũng có các báo cáo về tác dụng phụ như khó tiêu, phù nề.

Thời gian sau, khoảng năm 1974 – 1978, thí nghiệm đã được nhân rộng nghiên cứu trên 100 bệnh nhân. So sánh 100 bệnh nhân này với 1000 bệnh nhân đối chứng. Khi nghiên cứu, người ta cho thấy khả năng sống sót lên đến 5,5 lần. Có 22 bệnh nhân có thời gian sống hơn 3,5 năm so với bên đối chứng có cùng bệnh lý.

Hai phân tích tổng hợp về sự phát triển ung thư phổi và vitamin C (năm 2006 và 2014)

Nghiên cứu tìm ra hiệu quả của vitamin C đối với ung thư

Có hai phân tích tổng hợp liên quan đến sự phát triển ung thư phổi. Vào năm 2006, Cho et al đã phân tích 8 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã được công bố. Bao gồm 430 281 đối tượng tham gia.

Cụ thể, lượng vitamin được sử dụng từ các nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo từ 70 đến 200mg mỗi ngày. Thời gian theo dõi nghiên cứu là 6 đến 16 năm. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư phổi giảm 28% giữa nhóm cao nhất và thấp nhất trong cùng một phân tích. Phân tích được điều chỉnh theo độ tuổi ở những người tham gia chỉ hấp thụ vitamin C từ thực phẩm.

Tuy nhiên, mối liên hệ này biến mất khi hàm lượng β-cryptoxanthin được xem xét vào nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy sự ảnh hưởng nào từ việc uống các loại vitamin khác, giới tính, tình trạng hút thuốc, ung thư phổi.

Một nghiên cứu khác vào năm 2014 thực hiện bởi Luo và cộng sự. Họ đã phân tích 21 nghiên cứu liên quan đến 8938 bệnh nhân từ 20 – 89 tuổi. Các tác giả cho thấy nguy cơ ung thư phổi giảm 7% đối với mỗi lần tăng 100mg/ ngày lượng vitamin C.

Các kết quả tương tự cũng thu được theo phân loại. Gồm: nghiên cứu tiền cứu, nghiên cứu trên công dân Hoa Kỳ, nam giới, bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến, bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy.

Nghiên cứu về tác động của vitamin C đối với ung thư vú (năm 2015)

Rất nhiều nghiên cứu xoay quanh ung thư vú được thực hiện

Một nghiên cứu vào năm 2015 đã tìm thấy mối liên quan giữa sự phát triển của ung thư vú và vitamin C. Cụ thể, có 8 nghiên cứu bệnh chứng liên quan đến vitamin C. Có tính không đồng nhất khi nhóm tham gia thí nghiệm chỉ bao gồm phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh.

Tác dụng bảo vệ của vitamin C đã được tìm thấy. Nhiều tế bào ung thư ở thời điểm mới khởi phát đã không có cơ hội phát triển.

Nghiên cứu đánh giá tác động của hấp thu vitamin C, carotenoid và α-tocopherol với tỷ lệ mắc ung thư (năm 2018)

Vào năm 2018, Aune et al đã phân tích 69 nghiên cứu và công bố. Trong đó, người ta đã đánh giá tác động của việc hấp thụ vitamin C, carotenoid và α-tocopherol với tỷ lệ mắc ung thư. Các phân tích tổng hợp này đã xét 16 nghiên cứu ngẫu nhiên. Số người tham gia là 32 601 người. Kết quả cho thấy. tỷ lệ mắc ung thư giảm đáng kể về mặt thống kê (RR 0,93, KTC 95% 0,87–0,99).

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan nghịch giữa vitamin C trong máu và sự phát triển ung thư ở nhóm người ăn ít vitamin C nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn có các sai số ngẫu nhiên. Như hoạt động thể chất, trọng lượng cơ thể, uống rượu, hút thuốc.

Tác dụng của vitamin C trong việc chống lại tác nhân gây ung thư

Mối quan hệ giữa vitamin C và ung thư vẫn cần nhiều nghiên cứu để khẳng định. Tuy nhiên, các nghiên cứu tổng hợp cho thấy, vitamin C là thực phẩm có thể ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư vú.

Tác dụng phòng ngừa và điều trị ung thư đang được nghiên cứu

Phòng ngừa ung thư từ vitamin C

Gần đây, các thử nghiệm lâm sàng cùng với IV acid ascorbic (một dạng của vitamin C). Hoạt chất vitamin C dưới dạng đồng tá dược trong xạ trị và hóa trị liệu với gemcitabine, erlotinib và chất ức chế DNTM. Thử nghiệm này đang được phát triển nhưng có các kết quả ban đầu rất khả quan và đầy hứa hẹn.

Mặc dù tác dụng của vitamin C trong việc chống lại tác nhân gây ung thư vẫn còn là điều chưa khẳng định 100% được. Tuy nhiên, người ta hy vọng rằng, các nghiên cứu mới nhất sẽ tiết lộ thêm về cơ chế tác dụng chống ung thư của vitamin C.

Hiện tại, có các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II và III mới. Cấu trúc thí nghiệm thực hiện để xác nhận cụ thể tác dụng có lợi của vitamin C trong phòng ngừa và điều trị ung thư.

Vai trò của vitamin C trong hệ thống miễn dịch đối với ung thư

Vitamin C tăng cường đề kháng

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò chính trong việc ngăn ngừa và chiến đấu với căn bệnh ung thư. Trong khi đó, vai trò của vitamin C đối với hệ thống miễn dịch thường được đề cao. Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương là cần thiết để kích thích hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch được kích thích đúng, chúng có thể chống lại các tế bào ung thư.

Do đó, hoạt động miễn dịch tự nhiên, suy giảm trong bệnh ung thư có thể được phục hồi và duy trình. Bằng cách, hãy bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Các chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C gây sự thoái hóa HIF-1 α có thể làm tăng tác dụng chống ung thư. Rouleau et al. đã chứng minh rằng vitamin C và dẫn xuất chống oxy hóa của nó có thể điều hòa giảm tế bào khối u ác tính. Đồng thời, khả năng xâm lấn của chúng cũng được giảm đi đáng kể.

Tăng cường tác dụng chống ung thư của thuốc

Trong một số nghiên cứu, vitamin C được chứng minh là có khả năng tăng cường tác dụng chống ung thư. Tác dụng này trên hai loại thuốc biểu sinh. Hai loại thuốc này bao gồm decitabine và azacytidine trong tế bào CRC. Vì thế, việc bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống có thể xem xét. Và dùng hỗ trợ hoạt động của thuốc trong điều trị ung thư đại trực tràng.

Tác dụng ức chế sự xâm lấn, di căn và bài tiết MMP trong nhiều dòng ung thư

Lợi ích từ vitamin C đối với việc giảm di căn của ung thư

Di căn là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các ca tử vong do ung thư (khoảng 90%). Trong khi đó, vitamin C trong chế độ ăn uống khi kết hợp với proline, lysine và chiết xuất trà xanh được chứng minh là có tác dụng ức chế xâm lấn, di căn và bài tiết MMP trong nhiều dòng tế bào. Các nghiên cứu này được thực hiện cả trên dòng tế bào ung thư ở người lẫn mô động vật.

Ung thư biểu mô tuyến giáp dị sản (ATC) là loại ung thư khó chữa. Vitamin C khi kết hợp cùng juglone đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự di căn, xâm lấn và tạo mạch. Tác dụng này hiện hữu trong một dòng tế bào có nguồn gốc từ dòng tế bào ATC, ARO.

Một số phương pháp bổ sung vitamin C hiệu quả để tăng cường chất chống oxy hóa trong cơ thể

Có thể thấy, việc bổ sung vitamin C rất cần thiết cho cơ thể. Nhất là khi bạn muốn cơ thể mình khỏe mạnh, tăng cường chất chống oxy hóa trong cơ thể. Khi cơ thể có hàm lượng chất chống oxy hóa cần thiết, các tế bào ung thư sẽ ít có cơ hội hình thành. Vậy phải bổ sung vitamin C bằng phương pháp như thế nào? Dưới đây, Ovanic sẽ cho bạn một số gợi ý:

Bổ sung qua thực phẩm giàu vitamin C

Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Hàm lượng vitamin C trong thực phẩm tự nhiên có thể không nhiều bằng so với việc uống một viên thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, ưu điểm của vitamin C tự nhiên là cơ thể của bạn rất dễ hấp thu, tác dụng phụ ít. Nhất là thận không cần phải làm việc quá sức để đào thải số vitamin C dư thừa.

Các thực phẩm giàu vitamin C bạn nên cân nhắc đến như:

  • Quả sơ ri: chỉ một nửa chén sơ ri là đã cung cấp 916% hàm lượng vitamin C khuyến nghị.
  • Tầm xuân: tầm xuân chứa lượng lớn vitamin C, chỉ cần dùng 100mg tầm xuân, bạn đã đủ cung cấp 426mg vitamin C cho cơ thể.
  • Ổi: một quả ổi chứa khoảng 125mg vitamin C. Hàm lượng này cao gấp 5 lần so với cam.
  • Mùi tây: hai muỗng canh mùi tây (8mg) chứa hàm lượng vitamin C lên đến 10mg. Nó cung cấp 11% DV theo khuyến nghị.
  • Cải bó xôi: một chén nhỏ cải bó xôi cung cấp 195mg vitamin C.
  • Cải xoăn (Cải kale): một phần 100g cải xoăn cung cấp đến 93mg hàm lượng vitamin C.
  • Quả kiwi: mỗi quả kiwi chứa 56mg vitamin C.
  • Bông cải xanh: một nửa cốc bông cải xanh nấu vừa chín cung cấp 51mg vitamin C.
  • Chanh: một quả chanh nguyên cung cấp 45mg vitamin C.
  • Vải thiều: một quả vải thiều nhỏ cung cấp 7mg vitamin C.
  • Đu đủ: cứ 145g đu đủ cung cấp đến 88mg vitamin C.
  • Dâu tây: một cốc dâu tây cắt lát (166g) cung cấp hàm lượng vitamin C là 97mg.
  • Cam: một quả cam cỡ trung bình cung cấp 83mg vitamin C.

Bổ sung bằng thực phẩm chức năng chứa vitamin C

Thực phẩm chức năng chứa vitamin C

Sử dụng thực phẩm chức năng vitamin C là một trong những cách bổ sung vitamin C hữu hiệu. Ưu điểm của cách bổ sung này là bạn không cần phải ăn nhiều hoa quả, trái cây. Vậy những sản phẩm bổ sung chứa vitamin C nào được ưa chuộng? Dưới đây là các gợi ý dành cho bạn:

  • Swisse Vitamin C Chewable: Hàm lượng vitamin C được bào chế dưới hai dạng là acid ascorbic và natri ascorbic có hàm lượng như nhau (250mg). Nhờ đó, sản phẩm này ít nguy cơ gây kích ứng, khó chịu cho người uống.
  • Puritan’s Pride C: hàm lượng vitamin C tồn tại dưới dạng acid ascorbic tinh khiết. Nhờ thế, hoạt chất dễ được ruột non hấp thu. Tuy nhiên, viên uống có nhược điểm nhỏ là dễ gây đầy hơi, nóng rát dạ dày nếu uống khi đói.
  • Vitamin C Blackmores Bio C: viên uống chứa vitamin C dưới 3 dạng là acid ascorbic, sodium ascorbic và calcium ascorbic. Vì thế, giá thành viên uống ở mức hợp lý, phù hợp với nhiều người dùng.

Một số lời khuyên hữu ích để tăng cường vitamin C trong cơ thể

Uống vitamin C như thế nào?

Để tăng cường vitamin C trong cơ thể, bạn không chỉ đơn thuần là tiêu thụ càng nhiều vitamin C càng tốt. Ngược lại, vitamin C chỉ thực sự phát huy hiệu quả cải thiện sức khỏe nếu bạn biết dùng với hàm lượng đúng. Cụ thể như sau:

  • Chỉ nên uống thực phẩm chức năng chứa vitamin C có hàm lượng từ 500 – 100mg/ngày. Không nên uống quá 1000mg/ngày.
  • Khi dùng thực phẩm chức năng vitamin C, chỉ nên dùng trong 3 tháng rồi có khoảng nghỉ. Dùng liên tục trong thời gian dài dễ khiến thận hoạt động nhiều hơn.
  • Nên ưu tiên ăn sống (không qua nấu chín nhiệt) đối với các loại trái cây, rau củ chứa vitamin C.
  • Hạn chế dùng thuốc lá, rượu bia để các chất chống oxy hóa như vitamin C không bị đào thải nhanh.
  • Nên bảo quản vitamin C ở nơi mát mẻ (đối với vitamin C dạng tinh khiết, nên ưu tiên để trong tủ lạnh).
  • Vitamin C chỉ thích hợp uống vào buổi sáng và khi đã ăn no. Kể cả khi bạn tiêu thụ vitamin C tự nhiên cũng nên hạn chế ăn lúc đói hoặc vào ban đêm.
  • Một số nhóm người không nên tự ý bổ sung vitamin C, như người bị viêm loét dạ dày, đang dùng thuốc.
  • Khi ăn, uống các thực phẩm tự nhiên chứa vitamin C, nên ưu tiên loại tươi nhất và sau khi hái trong thời gian ngắn.
  • Theo khuyến nghị của Viện Y học, hàm lượng duy trì vitamin C mỗi ngày ở nam là 90 miligam và nữ là 75 miligam.

Những phương pháp khác giúp ngăn ngừa và phòng chống ung thư

Nên dùng vitamin C hợp lý

Theo các nhà khoa học tại Trường Y tế Công cộng Harvard, chúng ta có thể ngăn ngừa được 75% ca tử vong do ung thư nếu có phương pháp ngăn ngừa và phòng chống ung thư đúng đắn. Các phương pháp này bao gồm:

  • Tránh xa thuốc lá: bạn nên tránh xa khói thuốc dưới mọi hình thức, kể cả khi tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc ung thư cao gấp nhiều lần so với chủ động hút.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: hãy giảm tiêu thụ chất béo bão hòa, thịt đỏ. Tăng tiêu thụ trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc.
  • Thường xuyên tập thể dục: hoạt động thể chất được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư vú và các loại ung thư sinh sản khác ở phụ nữ. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp hàm lượng mỡ thừa giảm mạnh.
  • Hãy giới hạn lượng rượu uống mỗi ngày: uống nhiều bia rượu khiến nguy cơ ung thư miệng, thanh quản, thực quản, gan, vú và ruột kết tăng cao.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bức xạ khi không cần thiết: khi ra đường dưới trời nắng gắt, hãy sử dụng thêm kem chống nắng hoặc che chắn bằng các loại vải, mũ chống nắng.
  • Tránh tiếu xúc với các chất độc công nghiệp: tránh xa các nhà máy sản xuất công nghiệp nếu bạn không được bảo hộ.

Kết luận

Có thể thấy, vitamin C có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chống oxy hóa nói chung và phòng ngừa ung thư nói riêng. Ovanic hy vọng rằng, những kiến thức trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn giải đáp dược các câu hỏi xoay quanh vitamin C. Hãy ăn uống và có chế độ hợp lý để luôn giữ sức khỏe ở trạng thái tốt nhất nhé!

Nguồn tham khảo thông tin:

  • https://www.who.int/activities/preventing-cancer
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8750500/table/antioxidants-10-01894-t002/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6942884/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6132357/
  • https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-c-foods
  • https://www.webmd.com/balance/features/tips-for-getting-vitamin-c
  • https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/the-10-commandments-of-cancer-prevention