Vitamin E Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1922 bởi Herbert M Evans và Katherine Bishop. Ngày nay được mệnh danh là Vitamin của sự tươi trẻ. Nhưng về năm 1936, nó được đặt tên là tocopherol (tiếng Hy Lạp: “tocos” nghĩa là con cái và “phero” nghĩa là sinh ra).
Đến nay chúng ta vẫn còn đặt nhiều băn khoăn về Vitamin E là gì? Tác dụng như thế nào và cách bổ sung hiệu quả ra sao? Mời bạn hãy xem chi tiết bài viết này để hiểu rõ hơn về Vitamin E nhé!
1. Giới thiệu về vitamin E
1.1. Vitamin E là gì?
Vitamin E là một vitamin tan trong mỡ, có tính chống oxy hóa quan trọng của cơ thể. Nó dễ dàng tìm thấy trong thức ăn. Vitamin E gồm một nhóm các hợp chất gọi là tocopherol và tocotrienol, có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do và tác nhân gây hại từ môi trường như tia UV, khói thuốc, ô nhiễm.
Vitamin E còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Nguồn cung cấp nhiều nhất là dầu thực vật như dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu hạt bông; ngũ cốc và trứng.
Là loại Vitamin ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Trong nấu nướng và bảo quản hàm lượng trong thức ăn chỉ bị hao hụt từ 15-20% . Nhưng nhanh chóng mất đi do yếu tố tử ngoại.
Ngày nay, nó còn được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm. Chống oxy hóa và trong các chất bổ sung, hiện được sử dụng bởi hơn 10% dân số trưởng thành ở Hoa Kỳ.
1.2. Các dạng tồn tại trong tự nhiên và công thức hóa học
Vitamin E là một loại chất dinh dưỡng tự nhiên, tồn tại dưới 8 dạng khác nhau, bao gồm 4 dạng tocopherol và 4 dạng tocotrienol. Cấu trúc của chúng đều có vòng chromanol, trong đó nhóm hydroxyl có thể giúp khử gốc tự do và nhóm R (phần còn lại của phân tử) không thân nước, giúp chúng có thể thẩm thấu vào các màng sinh học. Các dạng tocopherol và tocotrienol còn được chia thành alpha, beta, gamma và delta, dựa trên số lượng và vị trí của các nhóm metyl trên vòng chromanol. Mỗi dạng có hoạt động sinh học đặc trưng riêng của nó.
Được bào chế với nhiều dạng như:
- Viên nén 100 IU; 200 IU; 400 IU; 500 IU; 600 IU; 1 000 IU.
- Viên nang 100 IU; 200 IU; 400 IU; 500 IU; 600 IU; 1 000 IU.
- Viên nang dạng phân tán trong nước: 100 IU, 200 IU; 400 IU.
- Viên nén, viên bao đường 10mg, 50mg, 100mg và 200 mg.
- Viên nang 200 mg, 400 mg, 600 mg.
- Thuốc mỡ 5 mg/1 g.
- Thuốc tiêm dung dịch dầu tiêm bắp 30mg/ml, 50mg/ml, 100mg/ml, 300mg/ml.
- Thuốc tiêm dung dịch dầu 50 IU/ml.
Chú thích:
IU * 0.9 = mg
2. Tác dụng của Vitamin E
2.1. Chống oxy hóa
Vitamin E được được biết đến như một chất chống oxy hoá. Phản ứng với các gốc tự do nhanh gấp 1000 lần so với các acid béo cao phân tử chưa bão hòa và không tạo thêm gốc tự do khác.
Ví dụ: Vitamin E có khả năng bảo vệ màng tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do, là các phân tử không ổn định có khả năng gây hại cho cơ thể. Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng “đấu” với các gốc tự do và giúp ngăn chặn quá trình tổn thương màng tế bào.
2.2. Tăng cường sức khỏe da
Vitamin E đã được sử dụng lâu đời, rộng rãi trong các mỹ phẩm điều trị các vấn đề trên da cũng như dưỡng da. Nó bảo vệ da khỏi các tác động có hại khác nhau do bức xạ mặt trời.
Nó có khả năng ngăn chặn đáng kể sự thoái hóa collagen. Là một trong những chất chống oxy hóa chính của lớp biểu bì của con người, giảm tình trạng rạn da.
Nó cũng được biết đến là một chất kích thích sản xuất collagen. Collagen là một loại protein cấu trúc quan trọng trong da và các mô liên kết khác trong cơ thể. Nó giúp duy trì sự đàn hồi, độ săn chắc và độ dẻo dai của da. Khi việc sản xuất collagen trong cơ thể giảm đi, da có thể trở nên mất đàn hồi và dễ bị lão hóa. Vì vậy Vitamin E có thể giúp kích thích sản xuất collagen, từ đó giúp duy trì sự khỏe mạnh của da.
Vitamin E được chứng minh [1] là có đặc tính chống oxy hóa. Giữ ẩm cho da và có thể bảo vệ chống lại tác hại của bức xạ UVB giảm nguy cơ bị ung thư da. Đặc biệt là giảm ban đỏ cấp tính và lão hóa do ánh nắng.
Ưu tiên sử dụng bôi ngoài da so với uống được đưa ra bởi sự an toàn. Vì kích ứng nhẹ và nó có thể kết hợp với đa dạng công thức.
Ví dụ: Bạn có thể bổ sung vitamin E vào chế độ chăm sóc da hàng ngày có thể giúp ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa da, bao gồm nếp nhăn, nám da và đốm nâu, giúp da luôn trông tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
2.3. Hỗ trợ chức năng miễn dịch
Vitamin E bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, tăng sức đề kháng cho cơ thể với những bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ (Dementia).
Bảo vệ cấu trúc của Vitamin A khỏi tác nhân oxy hóa, đồng thời tham gia chuyển hóa tế bào.
Ví dụ: Vitamin E có khả năng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào B và tế bào T, qua đó tăng khả năng đối kháng với các tác nhân gây bệnh, đồng thời hỗ trợ quá trình phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Điều này giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng và bệnh tật một cách hiệu quả hơn
2.4 Làm đẹp làn da
Công dụng của nó đối với làn da vô cùng tuyệt vời như:
Làm lành vết thương:
Vitamin E cùng với kẽm và vitamin C, bao gồm liệu pháp điều trị bằng đường uống cho vết loét do tì đè và bỏng mau. Tăng cường khả năng bảo vệ chống oxy hóa chống lại stress oxy hóa và rút ngắn thời gian để chữa lành vết thương.
Ví dụ: Việc sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu vitamin E có thể được áp dụng trực tiếp lên vết thương hoặc vùng da tổn thương để giúp tăng cường quá trình lành vết thương và giúp da phục hồi nhanh chóng.
Nám da:
Nó đã được chứng minh là gây ra hiện tượng mất sắc tố. Do can thiệp vào quá trình peroxy hóa lipid của màng tế bào hắc tố, tăng hàm lượng glutathione nội bào và ức chế tyrosinase.
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên. Sự kết hợp giữa proanthocyanidin đường uống cộng với vitamin A, C và E đã được đánh giá ở 60 phụ nữ Phillipino bị nám biểu bì hai bên. Các chất chống oxy hóa được dùng hai lần một ngày trong 8 tuần và được so sánh với lượng giả dược bằng cách phân tích điểm số mexametric và Melasma Area and Severity (MASI). Có sự giảm đáng kể về điểm số MASI và sắc tố bằng phép đo mexametry ở các vùng má.
Ví dụ: Bạn có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin E, chẳng hạn là kem dưỡng da hoặc serum chứa vitamin E, để cung cấp lượng vitamin E cần thiết cho da và giúp giảm quá trình oxy hóa trong da, từ đó giảm nguy cơ hình thành nám da.
Mụn trứng cá:
Trong một trong những nghiên cứu được thực hiện trên một loạt 98 bệnh nhân. Dựa trên việc điều chỉnh sự sừng hóa của nang bã nhờn bằng sự kết hợp giữa vitamin E và vitamin C. Do đó làm mất môi trường nuôi dưỡng của Propionibacterium acnes .
Vitamin E ngăn chặn quá trình peroxid hóa lipid của huyết thanh khỏi sự rò rỉ do vi khuẩn gây ra thông qua nang lông và tuyến bã nhờn, do đó ngăn ngừa viêm nhiễm do kích ứng peroxide.
2.5 Tác dụng đối với tóc
Nghiên cứu [2] thử nghiệm Tác dụng của việc bổ sung Tocotrienol đối với sự phát triển của tóc. Đã chứng minh rằng việc bổ sung viên nang tocotrienol làm tăng số lượng tóc, ở những người tình nguyện bị rụng tóc so với nhóm dùng giả dược.
Một lời giải thích khả dĩ cho các tác động này có thể là do hoạt tính chống oxy hóa mạnh của tocotrienol. Giúp giảm quá trình peroxy hóa lipid và stress oxy hóa ở da đầu, được biết là có liên quan đến chứng rụng tóc.
2.6 Hội chứng móng tay vàng:
Hội chứng móng tay màu vàng [3] bao gồm móng tay màu vàng đục. Chậm phát triển với độ cong quá mức màu vàng. Phù bạch huyết và các rối loạn hô hấp mãn tính như viêm phế quản mãn tính, tràn dịch màng phổi và viêm xoang mãn tính.
Vitamin E là một trong những phương thức chỉ định của bác sĩ. Trong hội chứng móng tay màu vàng điều trị với hàm lượng cao trong thời gian 6 tháng.
2.7 Điều hòa nội tiết, cải thiện sức khỏe phụ nữ
Giúp chị em phụ nữ giảm đau bụng kinh bằng cách uống trước khi bắt đầu kinh nguyệt 2 ngày và 3 ngày sau khi chảy máu, làm giảm rối loạn chu kỳ.
Vitamin E chắc chắn có liên quan đến sinh sản, vì nó được phát hiện như là một yếu tố thiết yếu cho sinh sản ở chuột.
2.8 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
Không còn nghi ngờ gì nữa, Oxidative stress (gốc tự do bị oxy hóa) có liên quan chủ yếu đến quá trình xơ vữa động mạch các chất chống oxy hóa. Đặc biệt được cho là có thể làm chậm sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy giảm nguy cơ tim mạch và đột quỵ ở những người bổ sung vitamin E.
3. Các cách bổ sung vitamin E hiệu quả
Vitamin E là vitamin tan trong dầu. Do đó phải được dùng trong bữa ăn có chứa đủ lượng chất béo để đảm bảo sinh khả dụng tối ưu.
Cách 1: Bổ sung từ thực phẩm
Nhiều người nghĩ về các loại hạt như một món ăn vặt . Trên thực tế, các loại hạt là nguồn tuyệt vời cung cấp chất béo lành mạnh, protein và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể..
Để bổ sung Vitamin e bằng thực phẩm chứa nhiều vitamin E như dầu thực vật, các loại hạt, trái cây, và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Cách 2: Sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin E
Thông qua việc lựa chọn cẩn thận và kết hợp các nguyên liệu có chứa nhiều vitamin E vào bữa ăn hàng ngày. Người ta có thể tăng hàm lượng trong khẩu phần ăn lên. Tuy nhiên với những chị em có nhu cầu làm đẹp, những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học,…. Thì nhu cầu chỉ có thể đạt được bằng cách bổ sung Vitamin E dưới dạng thực phẩm chức năng.
Cách 3: Dùng sản phẩm chứa vitamin E để dưỡng da
Vitamin E dùng tại chỗ đã nổi lên như một phương pháp điều trị phổ biến nhờ có tác dụng chống oxy hóa.
Sinh tổng hợp collagen và glycosaminoglycans trong da. Hầu như tất cả loại kem chống lão hóa OPC đều chứa 0,5%–1% vitamin E.
Các loại dầu có chứa tocopherols và tocotrienols đã được báo cáo là có đặc tính giữ ẩm (chỉ sau 2 – 4 tuần sử dụng).
Nghiên cứu [3] chỉ ra rằng, Vitamin E bôi tại chỗ cũng được phát hiện là có hiệu quả đối với u hạt vòng, giảm quầng thâm dưới mắt.
4. Những lưu ý khi sử dụng vitamin E
4.1 Liều lượng sử dụng
Hết thẩy mọi người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nếu dùng theo liều khuyến cáo hàng ngày.
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị với vitamin E ( hấp thu từ thức ăn và hấp thu từ viên bổ sung) như sau:
Giới hạn an toàn khuyến cáo đối với liều lượng vitamin E bổ sung tối đa theo độ tuổi như sau:
Trẻ Từ 1 tới 3 tuổi: dùng không quá 200 mg/ngày (tương đương 300 IU/ngày)
Trẻ Từ 4 tới 8 tuổi: dùng không quá 300 mg/ngày ( tương đương 450 IU/ngày)
Trẻ Từ 9 tới 13 tuổi: dùng không quá 600 mg/ngày (tương đương 900 IU/ngày)
Trẻ Từ 14 tới 18 tuổi: dùng không quá 800 mg/ngày (tương đương 1200 IU/ngày)
Người Từ 19 tuổi trở lên: không quá 1000 mg/ngày ( tương đương 1500 IU/ngày).
4.2 Chú ý khi có phản ứng tác dụng phụ
Vitamin E có thể an toàn cho khi dùng với liều lượng thấp hơn 1000 mg mỗi ngày. Lượng này tương đương với 1100 IU vitamin E tổng hợp (all-rac-alpha-tocopherol) hoặc 1500 IU vitamin E tự nhiên (RRR-alpha-tocopherol).
Nguy cơ tác dụng phụ tăng lên với liều lượng cao hơn. Những dấu hiệu nhẹ dần dần xuất hiện có thể bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu và chảy máu.
Vitamin E là vitamin tan trong chất béo, dùng liều cao hơn nhu cầu hàng ngày dẫn đến tích lũy bên trong cơ thể. Người lớn khỏe mạnh dùng vitamin E hàng ngày với liều 100 mg trong hơn 1 năm có thể bị thừa vitamin E.
4.3 Người nào cần bổ sung vitamin E dạng bôi?
Ngay cả khi bạn không hiểu đầy đủ về thói quen chăm sóc da hợp lý. Thì loại da của bạn có thể giúp xác định xem bạn nên tìm mua dầu, kem hay serum. Và cũng đã được phối hợp với nhiều chất có hoạt tính khác. Việc bôi vitamin E tại chỗ hiếm khi có thể gây kích ứng và được chứng minh là làm giảm bệnh chàm cho một số người.
- Người có đôi môi khô nứt nẻ.
- Có các triệu chứng viêm da dị ứng và bệnh vẩy nến.
- Người cần dưỡng ẩm cho da.
- Người có làn da cần được bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do do tia cực tím gây ra. Ngăn ngừa nếp nhăn.
- Giúp chữa lành vết thương, chất chống oxy hóa của da tăng dần vì chúng cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào mới.
- Vitamin E tại chỗ có thể làm giảm sưng da do tia cực tím, giảm độ dày của da, ban đỏ, phù nề và tất cả các dấu hiệu viêm da.
4.4 Đối tượng cần bổ sung dạng uống
Để bổ sung vitamin E qua đường uống, có nhiều chế phẩm ở dạng: viên nang chứa dung dịch lỏng, viên nén và thuốc nhai cũng như dầu bôi ngoài da. Mỗi loại sẽ có mục đích bổ sung khác nhau tùy theo nhu cầu và chỉ định của bác sĩ.
- Người đang gặp vấn đề về da như khô, sạm,..
- Cải thiện khả năng bảo vệ của da khỏi ánh nắng.
- Phụ nữ trước và sau có kinh, và tiền mãn kinh.
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc hiếm muộn.
- Ở trẻ sơ sinh nhẹ cân.
- Dự phòng bệnh mắt ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
- Loạn sản phế quản phổi thứ phát.
- Xơ nang tuyến tụy.
- Bệnh thiếu betalipoprotein – máu.
- Bệnh thiếu máu beta-thalassemia.
- Bệnh tế bào hồng cầu hình liềm.
- Bệnh ứ mật gan-ống gan mạn tính.
- Hội chứng ruột ngắn.
- Vitamin E đa dạng chế phẩm
Vitamin E được sử dụng kết hợp với vitamin C trong khi bổ sung bằng đường uống, mức độ bảo vệ chống lại tác hại của tia cực tím tăng lên.
4.5 Những đối tượng không nên bổ sung vitamin E?
Vitamin E nói riêng và các loại vitamin nói chung khi sử dụng ngoài khuyến cáo ít nhiều đều ảnh hưởng đến cơ thể. Nhưng có 1 vài bệnh lý (thể trạng) không nên dùng:
- Rối loạn chảy máu : Vitamin E có thể làm cho rối loạn chảy máu trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn bị rối loạn đông máu, trong và sau phẫu thuật, hãy tránh bổ sung.
- Bệnh tim : Dùng quá liều khuyến cáo có thể gây tử vong cho người đã từng mắc bệnh tim. Những người này nên tránh dùng liều lớn hơn 400 IU mỗi ngày.
- Bệnh tiểu đường: Gây tăng nguy cơ suy tim ở nhóm đối tượng này. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng liều vitamin E lớn hơn 400 IU mỗi ngày.
- Ung thư tuyến tiền liệt : có thể làm tăng 17% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt khi sử dụng 400 IU mỗi ngày.
- Tình trạng thị lực kém vào ban đêm và mất thị lực bên (viêm võng mạc sắc tố) : Sử dụng vitamin E tổng hợp 400 IU .Làm tăng tốc độ mất thị lực ở những người mắc bệnh này. Nếu bạn bị tình trạng này, tốt nhất là tránh bổ sung vitamin E.
Đột quỵ : Một số người có tiền sử đột quỵ không nên dùng liều cao dễ gây nguy cơ tử vong. Những người này nên tránh dùng liều lớn hơn 400 IU mỗi ngày.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Vitamin E có thể giúp phòng ngừa bệnh gì?
- Có tác dụng làm giảm nhẹ chứng mất trí nhớ của bệnh Alzheimer sớm hoặc do lão hoá, do tác dụng chống oxy hóa.
- Dự phòng bệnh mắt ở trẻ sơ sinh thiếu tháng
- Giảm quá trình lão hóa, mang đến vẻ ngoài trẻ trung, giảm tình trạng tóc khô xơ, gãy rụng.
- Giúp ích cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn mang thai. Giảm tình trạng rạn da.
- Vitamin E giúp hạn chế tác hại của tia cực tím.
- Có lợi cho phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh ( bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt…)
- Giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em trôi qua nhẹ nhàng hơn do giảm đau bụng kinh.
5.2 Thiếu vitamin E có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Sự thiếu hụt ít xảy ra ở người trưởng thành.Chủ yếu xảy ra ở những đối tượng kém hấp thu chất béo.
- Thiếu máu tan huyết và các thiếu sót thần kinh là triệu chứng hay gặp.
- Thiếu vitamin E làm cho hồng cầu dễ vỡ và lão hóa các nơ-ron, thần kinh ngoại vi.
- Da trở nên thiếu đàn hồi, khô nẻ, tóc dễ rụng .
Dấu hiệu của sự thiếu hụt
Bởi vì vitamin E được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và chất bổ sung, nên tình trạng thiếu hụt ở Hoa Kỳ là rất hiếm. Sau đây là những dấu hiệu phổ biến của sự thiếu hụt:
- Tổn thương võng mạc mắt làm giảm thị lực
- Bệnh tổn thương dây thần kinh ngoại vi (gây yếu và đau)
- Suy giảm chức năng miễn dịch.
5.3 Liều lượng tối ưu là bao nhiêu?
Điều trị thiếu hụt vitamin E:
Ở trẻ sinh non thiếu tháng nhẹ cân: liều dùng 25 – 50 IU/ngày
Ở trẻ em thiếu hụt vitamin E do hội chứng kém hấp thu: Uống vitamin E dạng phân tán trong nước với liều 1 IU/kg hàng ngày.
Người lớn: 60 – 70 IU/ngày.
Phòng thiếu hụt vitamin E:
- Ở trẻ sơ sinh nhẹ cân: Liều là 5 đvqt/ngày trong vài tuần đầu sau khi sinh.
- Người lớn: 30 IU/ngày.
- Dự phòng bệnh võng mạc mắt ở trẻ sơ sinh không đủ tháng hoặc loạn sản phế quản phổi sau liệu pháp oxy: liều dùng 15 – 30 IU/kg.
- Xơ nang tuyến tụy: dùng liều 100 – 200 mg hoặc khoảng 67 – 135 mg d-alpha tocopherol.
- Bệnh thiếu máu beta-thalassemia: Uống: 750 IU/ngày.
Không nên bổ sung kéo dài. Phụ nữ dùng với mục đích làm đẹp chỉ nên uống trong vòng 1 – 2 tháng, sau đó ngưng một thời gian rồi mới sử dụng tiếp.
Vitamin E dạng bôi không thích hợp cho người da dầu vì dễ gây mụn.
Các trường hợp bệnh lý thiếu vitamin E có thể tham khảo, nhưng phải có chỉ định và theo dõi trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo của nhà sản xuất, và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian phù hợp, đặc biệt là với vitamin E dạng dung dịch.
5.4 Các cách bảo quản và chế biến thực phẩm để duy trì nồng độ vitamin E?
Vitamin E là chất lỏng màu vàng nhạt hoặc không màu, hòa tan rất tốt trong dầu, alcol.
Nó khá bền với nhiệt, có thể chịu được nhiệt độ lên tới 170 oC mà không bị hao mòn đáng kể. Do có tính năng chống oxy hóa mạnh nên được dùng làm chất bảo vệ lipit khỏi bị oxy hóa .
Vitamin E khá ổn định trong quy trình chế biến nhưng lại dễ mất đi dưới ánh sáng ngoài trời và oxy trong không khí. Do đó, cần hạn chế để thực hiện xay, nghiền, trữ đông trong thời gian dài vì dễ bị mất vitamin E.
5.5 Có nên sử dụng bổ sung vitamin E đối với trẻ em và phụ nữ mang thai?
Thai kỳ: Vitamin E có thể an toàn trong thời kỳ mang thai. Chúng giúp ích cho sự phát triển của thai nhi, giúp tử cung của em bé gái phát triển và hạn chế tình trạng teo tinh hoàn ở em bé trai. giảm tỉ lệ sinh thiếu tháng hoặc dọa sảy thai.
Lưu ý: Không bổ sung vitamin E trong 8 tuần đầu tiên của thai kỳ mà không hỏi bác sĩ chuyên khoa. Nó có thể gây hại cho em bé. Cuối thai kỳ, lượng tối đa được khuyến nghị là 800 mg ở những người 14-18 tuổi và 1000 mg ở những người trên 18 tuổi.
Cho con bú : Có thể an toàn khi uống với lượng khuyến cáo hàng ngày. Lượng tối đa được khuyến nghị trong khi cho con bú là 800 mg ở những người 14-18 tuổi và 1000 mg ở những người trên 18 tuổi. Chúng có thể không an toàn khi dùng với liều lượng lớn hơn lượng khuyến cáo tối đa.
Trẻ em : Trẻ em nên tránh dùng liều cao hơn giới hạn trên hàng ngày. Các giới hạn này chỉ sử dụng tối đa liều 300 IU ở trẻ 1-3 tuổi, 450 IU ở trẻ 4-8 tuổi, 900 IU ở trẻ 9-13 tuổi và 1200 IU ở trẻ 14-18 tuổi.
Kết luận
Hiểu rõ hơn về Vitamin E trong bài viết này có thể giúp bạn đánh giá các tác dụng và cách bổ sung hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn có tất cả những kiến thức tổng quan về Vitamin E giúp bạn hiểu được các công dụng của nó và cách bổ sung hiệu quả, phù hợp, đúng liều lượng.
Như chúng tôi đã đưa ra nhiều bằng chứng như trên. Vitamin E có thể gây tương tác với các thuốc dùng chung. Nên bổ sung hàng ngày với liều lượng được khuyến cáo. Nếu bạn đang sử dụng liều cao hơn, chúng tôi khuyến nghị bạn nên ngưng sử dụng các chất bổ sung vitamin E và gặp bác sĩ tư vấn.
Ngoài ra, hãy bảo quản thuốc này ngoài tầm tay của trẻ em. Để tránh sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguồn tham khảo
Đội ngũ chuyên gia và biên tập viên của Ovanic đã nghiên cứu kỹ càng từ nhiều nguồn uy tín như Dược thư quốc gia (2018), healthline.com, webmd.com, wikipedia.org, ncbi.nlm.nih.gov, các tạp chí khoa học chuyên ngành tại các link như:
- https://www.healthline.com/health/all-about-vitamin-e
- https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-e/
- https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-954/vitamin-e
- https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminE-HealthProfessional/
- https://en.wikipedia.org/wiki/Vitamin_E
Mong rằng các thông tin trong bài viết này giải đáp được những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.