Nguồn Cung Cấp Của Alanine Tốt Nhất Cho Cơ Thể Có Thể Bạn Chưa Biết

Bạn muốn bổ sung Alanine để tăng cường sức mạnh cơ bắp, kéo dài thời gian luyện tập? Nhưng bạn không biết đâu là nguồn cung cấp Alanine tốt nhất cho cơ thể. Hãy cùng Ovanic tìm hiểu trong vài biết này nhé.

Alanin- axit amin không thiết yếu quan trọng trong trao đổi chất của cơ thể

1. Vai trò của Alaninetrong cơ thể và dinh dưỡng

1.1 Alanine là gì

Alanine là một α-amino axit không thiết yếu, chuỗi thẳng, béo. Nó là một trong 20 axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp protein trong cơ thể. Nó có thể được cơ thể sản xuất từ Pyruvate và các axit amin chuỗi nhánh. Nó cũng được tạo từ sự phân hủy các phân tử ADN, carnosine và anserine.

Alanine được tìm thấy với hàm lượng cao trong cơ bắp hoặc các nguồn thực phẩm như thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Do đó, nó là một chất dinh dưỡng quan trọng có thể dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn.

Alanine cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp glucose và tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

1.2 Đặc điểm của Alanine

Alanine có công thức hóa học C3H7NO2.

Alanine là chất kết tinh không màu, có vị ngọt.

Alanine có cấu tạo đơn giản, với nguyên tử cacbon (C) trung tâm liên kết với nhóm amin (-NH2), nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm metyl (-CH3). Nó là amin đơn giản thứ hai chỉ sau glycine.

L-Alanine và D-Alanine là hai đồng phân lập thể của Alanine. L-Alanine là chủ yếu được tìm thấy trong protein. D-Alanine được tìm thấy trong carnosine và anserine.

Alanine và cấu trúc phân tử đặc trưng của nó

1.3 Vai trò của Alanine trong cơ thể và dinh dưỡng

Alanine là một axit amin không thiết yếu, đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể và trong việc duy trì dinh dưỡng. Dưới đây là một số vai trò của Alanine trong cơ thể và ý nghĩa dinh dưỡng:

  • Tổng hợp protein: Alanine là một trong những thành phần cấu tạo nên protein. Từ đó, nó cũng gián tiếp góp phần vào các tác dụng của protein trong cơ thể như hỗ trợ hệ thống miễn dịch,…
  • Chu trình glucose-Alanine: Đây là quá trình vận chuyển axit amin và glucose qua lại giữa gan và cơ. Alanine đóng vai trò vận chuyển nhóm amin và là tiền chất để tổng hợp ra glucose. Do đó, giúp duy trì lượng đường glucose trong máu và cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Nó cũng giúp cân bằng nitơ trong cơ thể.
  • Sản xuất năng lượng: Alanine được chuyển đổi thành pyruvate và được sử dụng làm chất nền để sản xuất năng lượng thông qua quá trình hô hấp tế bào.
  • Chất dẫn truyền thần kinh: Alanine giống như GABA và glycine, là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế trong não

Việc hấp thụ đủ Alanine rất quan trọng để duy trì sức khỏe và hỗ trợ các quá trình sinh lý trên.

Alanine là một nguồn năng lượng cho cơ thể

2. Nguồn cung cấp Alanine tự nhiên

2.1 Các thực phẩm chứa Alanine trong chế độ ăn uống

Cơ thể bạn có thể không cần phải bổ sung Alanine từ các nguồn bên ngoài. Vì cơ thể có thể tự sản xuất axit amin này. Trong một số trường hợp, nhu cầu về axit amin này tăng cao hoặc thiếu hụt xảy ra, bạn nên bổ sung nó. Cách tốt nhất để bổ sung là qua thực phẩm. Để bổ sung Alanine cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các thực phẩm giàu protein nói chung. Chúng cũng giúp bổ sung các axit amin khác cần thiết và mang lại thêm nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu Alanine bao gồm:

Có thể cơ thể bạn không cần các nguồn Alanine từ bên ngoài. Vì axit amin này cơ thể có thể tự sản xuất được. Bạn có thể cần phải bổ sung nếu có sự thiếu hụt hoặc tăng nhu cầu đối với axit amin này. Thực phẩm là hình thức bổ sung tốt nhất. Nhìn chung bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu protein để bổ sung cho nhu cầu Alanine của cơ thể. Chúng cũng hỗ trợ cơ thể bổ sung các axit amin quan trọng khác và mang lại những lợi ích khác cho sức khỏe. Thực phẩm giàu Alanine bao gồm:

Nguồn động vật

  • Thịt: bò, lợn và gà
  • Cá: cá tuyết, cá ngừ và cá hồi
  • Trứng
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như Phô mai, sữa và sữa chua

Nguồn thực vật

  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hạt bí và đậu phộng
  • Các loại đậu: Đậu lăng, đậu gà,…
  • Các loại ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch và quinoa
  • Rau, củ, quả: Măng tây, bông cải xanh, nấm, bơ, chuối và dưa hấu
  • Tảo biển
Thịt, cá, trứng, sữa là những thực phẩm rất giàu Alanine

2.2 Cách thức hấp thu Alanine từ nguồn thực phẩm tự nhiên

Sẽ vô ích nếu tùy tiện thêm các thực phẩm giàu Alanine vào chế độ ăn mà cơ thể bạn không thể hoặc kém hấp thu. Dưới đây là một số cách để hấp thu Alanine từ thực phẩm hiệu quả:
  • Để vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ và tăng khả năng hấp thụ. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu Alanine từ cả hai nguồn động vật và thực vật. Thực vật có hàm lượng Alanine rất thấp. Bạn có thể sẽ không cung cấp đủ axit amin này, nếu bạn là người ăn chay. Lúc này, bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
  • Để sự hấp thụ chất dinh dưỡng nói chung và Alanine nói riêng tốt hơn, bạn nên cải thiện hệ tiêu hóa. Cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ hơn khi thức ăn đã được nhai kỹ. Ngoài ra, bạn nên bổ sung sữa chua và men uống có chứa các vi khuẩn tốt cho đường ruột. Đồng thời, bạn cũng nên uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ.
  • Thay vì chiên hoặc nướng thức ăn, bạn nên chọn ăn sống, hấp hoặc luộc. Do nhiệt độ cao có khả năng làm biến tính hoặc phân hủy protein và phần lớn axit amin trong thực phẩm. Thức ăn không nên nấu quá chín hoặc cháy. Vì sẽ làm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm, đôi khi còn gây hại cho cơ thể.
  • Bạn có thể gặp các chuyên gia hoặc bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn. Từ đó, cải thiện khả năng hấp thu của cơ thể.
Bổ sung thêm các thực phẩm khác nhằm tối ưu sự hấp thu Alanine của cơ thể

III. Nguồn cung cấp công nghiệp của Alanine

3.1 Quy trình sản xuất Alanine trong ngành công nghiệp hoá chất hoặc dược phẩm

Alanine đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và sản xuất năng lượng. Alanine còn có khả năng tăng cường hương vị tự nhiên, dịu nhẹ khi thưởng thức sản phẩm và kéo dài thời hạn sử dụng. Do đó, Alanine có nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Nó có thể được tổng hợp bằng các phương pháp:

  • Tổng hợp hóa học: Phương pháp Strecker là phản ứng giữa aldehyde và amoni clorua với sự có mặt của kali xyanua (KCN). Sản phẩm thu được là một cyanohydrin trung gian, sau đó được thủy phân.
  • Quy trình công nghệ sinh học: Sử dụng các vi sinh vật (vi khuẩn Corynebacterium glutamicum, Escherichia coli hoặc nấm men) và các enzym của chúng để sản xuất Alanine thông qua quá trình lên men đường hoặc các chất nền khác. Trong phương pháp này, các vi sinh vật được biến đổi gen để sản xuất quá mức Alanine. Sau đó, nó được phân lập và tinh chế thông qua quá trình lọc, sắc ký hoặc các kỹ thuật tách khác.
  • Chiết xuất từ tự nhiên: Thủy phân protein (động vật, thực vật) thành các axit amin cấu thành. Phương pháp này không phổ biến, tốn nhiều công sức và đòi hỏi nhiều quy trình thanh lọc hơn.

Việc lựa chọn phương pháp sản xuất Alanine phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể, quy mô, chi phí sản xuất và độ tinh khiết mong muốn của sản phẩm. Các quy trình công nghệ sinh học đang trở nên nổi bật hơn nhờ tính bền vững và tác động môi trường thấp hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến để sản xuất axit amin.

hình Alanin đuọce ứng dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm

3.2 Các nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất Alanine công nghiệp

Alanine, đóng một vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là thực phẩm và dược phẩm. Việc sản xuất Alanine trong công nghiệp chủ yếu đến từ các nguồn tương ứng với các phương pháp sản xuất đã nêu trên. Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về các nguồn nguyên liệu sản xuất Alanine:

  • Lên men vi sinh: Đây là phương pháp phổ biến nhất để sản xuất quy mô lớn. Escherichia coli và Corynebacterium glutamicum là các chủng vi khuẩn thường được sử dụng. Trong quá trình lên men, glucose hoặc carbohydrate khác đóng vai trò là nguồn carbon chính để sản xuất Alanine. Quá trình lên men có thể được thực hiện theo mẻ hoặc chế độ liên tục. Phương pháp này bền vững, thân thiện với môi trường và đang là xu hướng sản xuất trong tương lai.
  • Tổng hợp hóa học: các nguyên liệu hóa học ban đầu như aldehyde và nitrit sẽ chuyển đổi thành Alanine thông qua một loạt các phản ứng hóa học.
  • Khai thác từ nguồn tự nhiên: Các protein giàu axit amin như các sản phẩm phụ từ động vật và các nguồn protein thực vật có thể bị thủy phân để giải phóng Alanine và các axit amin khác.

Nhìn chung, có nhiều nguồn nguyên liệu và quy trình sản xuất Alanine công nghiệp. Mỗi nguồn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng tùy thuộc vào ứng dụng thực tế.

Escherichia coli – nguyên liệu đầu tiên tổng hợp Alanine sinh học

4. Nghiên cứu khoa học liên quan đến nguồn cung cấp của Alanine

4.1 Các công trình nghiên cứu về nguồn cung cấp của Alanine trong nghiên cứu khoa học

Có một số nghiên cứu và tài liệu khoa học điều tra nguồn cung cấp của Alanine. Dưới đây là một số nghiên cứu về chủ đề này:

  • Tổng hợp beta-alanine ở Escherichia coli được tiến hành nghiên cứu vào năm 1980. Đây là một nguồn Alanine bền vững.
  • Một nghiên cứu vào năm 2003 đã trình bày việc phân tích hàm lượng L-Alanine và D-Alanine tự do trong các loại thực vật khác nhau bằng phương pháp sắc ký khí. Kết quả cho thấy sự nổi bật của chúng như một nguồn cung cấp tiềm năng.
  • Năm 2018 một nghiên cứu dinh dưỡng của Ba Lan cho thấy thịt và các sản phẩm từ thịt cung cấp tới 48,7% tổng lượng Alanine mà cơ thể hấp thụ được qua chế độ ăn.
  • Nghiên cứu tổng hợp năm 2019 về D-axit amin trong thực phẩm cho thấy Alanine có mặt trong rất nhiều thực phẩm từ thịt, sữa, rau củ quả,…

Những nghiên cứu này cung cấp một điểm khởi đầu tốt để hiểu thêm về các nguồn cung cấp Alanine.

Các nghiên cứu về nguồn cung cấp Alanine đã được tiến hành

4.2 Các nguồn thực phẩm được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan đến Alanine

Các nhà khoa học sử dụng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để tiến hành các nghiên cứu. Phổ biến là các thực phẩm giàu protein và chứa nhiều Alanine như:
Các nguồn động vật
  • Thịt: Đây là một nguồn protein hoàn chỉnh,  chứa nhiều Alanine
  • Cá hồi, cá ngừ, cá mòi: Là nguồn cung cấp Alanine và protein tuyệt vời
  • Sữa, phô mai và sữa chua: Các sản phẩm này cũng chứa một lượng Alanine khá cao
  • Trứng: Đây là nguồn thường xuyên xuất hiện trong các nghiên cứu về chế độ ăn uống.
Các nguồn thực vật
  • Đậu lăng và đậu Hà Lan
  • Sữa đậu nành, tàu hũ,…
  • Hạnh nhân, quả óc chó và hạt bí
  • Diêm mạch, lúa mạch và gạo lứt

Chúng là các nguồn Alanine cho đối tượng ăn chay trong các nghiên cứu.

Tùy theo mục tiêu mà các nhà khoa học đưa ra các tiêu chí lựa chọn nguồn thực phẩm. Do đó, các nguồn thực phẩm được cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

5. Tác dụng và lợi ích của Alanine và nguồn cung cấp của nó

5.1 Tác dụng và lợi ích của Alanine đối với sức khỏe, tập luyện, thể thao

  • Alanine đóng một vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Nó có nhiều tác dụng, lợi ích đối với sức khỏe, tập luyện và thể thao bao gồm:
    Cung cấp năng lượng: Alanine tham gia vào chu trình Glucose – Alanine và quá trình tân tạo đường. Nó cung cấp năng lượng cho cơ thể khi tập luyện hoặc nhịn ăn.
  • Sức khỏe cơ bắp: Alanine là một trong những thành phần chính tổng hợp protein. Nó rất cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp khỏe mạnh giúp bạn tập luyện cường độ cao trong thời gian dài.
  • Tăng hiệu suất tập luyện: Alanine tham gia sản xuất carnosine giúp trung hòa lượng axit được tạo ra trong cơ bắp khi tập luyện. Nó kéo dài thời gian tập luyện nhờ giảm mỏi cơ và tăng phục hồi cơ bắp.
  • Hỗ trợ chức năng gan: Alanine chuyển hóa thành pyruvate cần thiết cho gan hoạt động và chuyển hóa năng lượng. Nó cũng giúp giải độc và chuyển hóa một số axit amin bằng cách vận chuyển Nitơ về gan.
  • Điều chỉnh lượng đường: Alanine tham gia quá trình tân tạo đường. Nó sản xuất glucose và cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong và sau khi tập luyện.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Alanine hỗ trợ sản xuất kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và duy trì sức khỏe.
  • Chữa lành vết thương: Alanine tham gia tổng hợp collagen giúp sửa chữa và phát triển mô. Do đó hỗ trợ quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Tìm hiểu về collagen là gì để biết thêm vài trò của nó trong cơ thể.
Cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, bền bỉ và tràn đầy năng lượng

5.2 Liên quan giữa nguồn cung cấp của Alanine và hiệu quả sử dụng trong các ứng dụng khác

Nguồn Alanine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó trong các ứng dụng khác nhau. Cơ thể con người có thể sản xuất Alanine một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể thu được Alanine từ các nguồn thực phẩm hoặc sản phẩm bổ sung. Các nguồn Alanine và tác động đối với hiệu quả của nó trong các ứng dụng:

  • Thực phẩm: Alanine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và đậu… Những nguồn Alanine tự nhiên được cơ thể hấp thu và sử dụng hiệu quả hơn. Vì chúng có thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu khác hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit amin và tổng hợp protein.
  • Sản phẩm bổ sung: Đa số có sẵn ở dạng beta-Alanine. Chúng giúp tăng mức độ carnosine trong cơ bắp giúp tăng sức bền và giảm mỏi cơ. Nếu bạn dùng Alanine liều cao mà không có chế độ ăn uống cân bằng hợp lý sẽ dẫn đến sự mất cân bằng của các axit amin khác.

Khi bổ sung Alanine, bạn nên kết hợp giữa lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng. Để cung cấp đủ các axit amin thiết yếu khác và hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit amin. Việc bổ sung Alanine có thể có lợi cho các mục đích như phục hồi cơ bắp và bảo vệ gan. Bạn chỉ nên dùng nó ở mức độ vừa phải và cân bằng.

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh luôn là ưu tiên hàng đầu của bạn

Kết luận

Alanine là axit amin cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ bắp. Cơ thể chỉ sản xuất một lượng Alanine đủ để duy trì các chức năng cơ bản. Do đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu Alanine tốt cho cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng để cung cấp Alanine cho cơ thể. Một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh là cách tốt nhất để cơ thể bổ sung và sử dụng nguồn Alanine đạt hiệu quả tối ưu.

Hãy theo dõi Ovanic thường xuyên để cập nhật những bài viết mới về kiến thức, mẹo hay và các phương pháp chăm sóc sức khỏe từ các chuyên gia của chúng tôi. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn.

Nguồn tham khảo

  • https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Alanine
  • https://pubs.acs.org/doi/10.1021/acsearthspacechem.2c00008
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12624734/
  • https://www.mdpi.com/2072-6643/10/12/1977
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31832715/
  • https://journals.asm.org/doi/abs/10.1128/jb.141.3.1291-1297.1980
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36341775/